Đại Lễ Phật Đản và những điều bạn chưa biết

Đại Lễ Phật Đản và những điều bạn chưa biết

Lễ Phật Đản là một trong những lễ hội văn hóa có từ lâu đời. Đây là lễ hội lớn của các Phật tử. Để mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra đời dưới hình hài của một nhân vật có trong lịch sử. Lễ Phật Đản được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng 4 âm lịch. Tại các nước theo đạo Phật. Thông qua bài viết này, Không Gian Gốm sẽ giới thiệu cho bạn biết về ngày Đại Lễ Phật Đản.

Đại Lễ Phật Đản và những điều bạn chưa biết
Đại lễ Phật Đản

Đại lễ Phật Đản là gì

Đại lễ Phật Đản là một trong những lễ lớn nhất trong đạo Phật. Được tổ chức nhằm kỷ niệm ngày sinh, giác ngộ và nhập niết bàn của Đức Phật. Lễ này thường diễn ra vào ngày rằm tháng Tư âm lịch hàng năm. Được coi là thánh lễ của phật giáo với nhiều nghi thức quan trọng được đông đảo phật tử trên trên toàn thế giới. Hàng năm lễ phật đản được tổ chức long trọng thể hiện lòng tin vào tín ngưỡng. Và mong muốn hướng tới sự tốt đẹp vào ngày lễ này.

Từ những năm trước năm 1959, các nước trong khu vực Đông Nam Á thường tổ chức đại lễ vào ngày 8 tháng 4 âm lịch. Nhưng sau khi tổ chức Đại Hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo. 26 nước thành viên đã thống nhất ngày đại lễ Phật Đản là ngày 15 tháng 4 âm lịch hằng năm (rằm tháng 4 âm lịch).

Bắt đầu từ năm 1999, đại lễ Phật Đản 15 tháng 4 âm lịch đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa và tâm linh thế giới. Trong ngày này, các Phật tử phải ăn chay, không được sát sinh. Vệ sinh và lau dọn bàn thờ Phật. Người Phật tử có thể đến chùa làm việc công đức. Trang trí xe hoa trong chùa hay nghe giảng về bài học cuộc sống. Suy ngẫm về hành động của bản thân để tâm hồn được thanh tịnh.

Đại Lễ Phật Đản và những điều bạn chưa biết
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời

Nguồn gốc của Đại lễ Phật Đản

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có tên thật là Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Chính là thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, thuộc vương tộc Thích Ca. Cha là đức vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng Hậu Ma Da. Ngài được cho là sinh ra vào ngày rằm tháng 4 âm lịch năm 624 TCN theo phái Nam Tông). Ngày 8/4 âm lịch TCN (theo phái Bắc Tông).

Chính vì thế, Đại lễ Phật Đản được tổ chức hằng năm vào ngày 15/4 (rằm tháng 4 âm lịch). Tại các nước theo đạo Phật để mừng kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Ý nghĩa Đại Lễ Phật Đản

Vào ngày lễ Phật Đản, các Phật tử thường vinh danh Tam bảo. Bao gồm: Phật, Pháp, Tăng thông qua các hình thức dâng cúng, tặng hoa và nghe thuyết giảng. Thực hành ăn chay, giữ Ngũ giới (là năm điều ngăn cấm mà Phật đã chế ra). Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), làm các việc từ thiện và bố thí. Tặng quà và tiền cho những người khó khăn trong xã hội.

Bên cạnh đó, ngày Phật Đản Sanh còn có ý nghĩa là làm những điều đặc biệt để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh. Như những người già, cao niên, những người khuyết tật và người bệnh. Cùng sẻ chia những niềm vui và hòa bình với mọi người.

Tại một vài quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka, trong hai ngày tổ chức lễ Vesak, các hàng bán rượu và thịt đều bị cấm. Và tất cả các cửa hàng bán rượu, các lò mổ động vật buộc phải đóng cửa do nghị định của chính phủ. Các loài chim, côn trùng và các loài thú vật được phóng sinh như hành động mang ý nghĩa của sự giải thoát. Trả sự tự do cho những người bị giam cầm, bị cầm tù, tra tấn trái với ý muốn của họ.

Tại các nước như Ấn Độ, Nepal, người dân nước này thường mặc áo trắng khi đi lên tịnh xá và ăn chay. Tại đa số các quốc gia thuộc Châu Á đều có xe hoa diễu hành và các nghi lễ tụng niệm. 

Những việc nên làm trong ngày Phật Đản Sanh
Ngày Đại lễ Phật Đản

Tham khảo thêm: 7 bước chân Phật Đản sanh và những điều nên làm trong ngày Phật Đản

Các nghi thức trong Đại Lễ Phật Đản

Tại Việt Nam, đại lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng và nghiêm trang. Bên cạnh việc tổ chức ngày lễ chính vào ngày 15 tháng 4. Giáo hội Phật giáo tại các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, thả hoa đăng. Tổ chức các buổi thuyết giảng về Phật pháp và văn nghệ, đèn lồng,…

Vào ngày lễ Phật Đản, tại các chùa, các Phật tử luôn dựng các lễ đài lớn, trang trí xe hoa. Tuy nhiên, tất các những điều này đều được thực hiện một cách tiết kiệm nhất. Không gây tốn kém và lãng phí tiền bạc. Tất cả điều được thể hiện bằng tấm lòng chân thành vốn là tôn chỉ của đạo Phật.

Một trong các nghi thức rất quan trọng và không thể thiếu, đó chính là tắm Phật. Tắm Phật trong ngày lễ Phật đản là một nghi thức truyền thống của Đạo Phật. Để tăng cường sức khỏe về mặt vật chất và tinh thần. Theo đạo Phật, việc tắm phật như là việc để tẩy sạch mọi tội lỗi và xóa bỏ những tâm hồn u ám. Tạo sự thanh tịnh cho cơ thể và tâm hồn của mỗi người. Ngoài ra, việc tắm phật cũng có ý nghĩa giáo dục tâm đức. Giúp mỗi người hiểu rõ tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc và giáo lý của Đạo Phật.

Nghi thức tắm tượng Phật Đản sanh
Nghi thức tắm tượng Phật Đản sanh

Trên đây là tất cả các thông tin cơ bản về ngày Đại lễ Phật ĐảnKhông Gian Gốm đã cung cấp. Qua bài viết này, bạn đã phần nào hiểu được sự ra đời của Đức Phật Đản Sanh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline 0938 309 713 để được tư vấn miễn phí nhé.

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ