Mục lục
Những điều thú vị trong đám cưới thời chiến tranh – đám cưới người Hà Nội Xưa
Nghi lễ trong đám cưới của người Hà Nội xưa
-
Đám cưới thời bao cấp
Chiến tranh kết thúc, hòa bình được lập lại năm 1975, lúc này cả nước đang hân hoan trong niềm vui chiến thắng tất cả mọi thứ được thổi luồng gió mới, trong đó có đám cưới được gọi tên là phong trào đám cưới mới. Nghi thức nghi lễ cưới ở Hà Nội cũng thay đổi theo sự tiến bộ của xã hội.
♦ Hôn lễ ngày xưa : ngày xưa chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, tờ nạp cheo coi như tờ hôn thú, khoản tiền cheo được làng xã dùng vào việc đào giếng đắp đường, lát gạch, xây cổng làng… . Hiện nay lệ này đã bị bãi bỏ nhưng đám cưới xưa vẫn gợi lại rất nhiều kỷ niệm.
♦ Đám cưới thời chiến : so với đám cưới thời nay, đám cưới thời chiến mang tính chất nghi thức nhiều hơn là nghi lễ.
Ngày xưa, đối với đám cưới của thời chiến không phải là một hôn lễ rình rang long trọng như ngày nay, không có những nghi lễ như ăn hỏi, dạm ngõ hay các lễ cưới rườm rà đưa dâu rước dâu, thậm chí đám cưới cũng không có sự chứng kiến của bố mẹ hai bên.
Đám cưới chỉ là sự tổ chức góp mặt của tổ chức chỉ huy đồng đội, bạn bè. Tiệc cưới là bánh kẹo, trà xanh thuốc lá và thậm chí là ngô rang .
Sự khác biệt của việc trang trí trong ngày cưới, nếu như ngày nay, lễ cưới nhất định phải được cử hành trước bàn thờ ông bà, bàn thờ gia tiên trong ngày cưới thì hôn lễ thời chiến lại cực kỳ đơn sơ, không báo cáo trước gia tiên vì điều kiện không cho phép. Trang trí phông ngày cưới không phải là chữ hỷ mà những khẩu hiệu, tổ quốc trên hết, tiền tuyến trước hết”.
Không phải là phòng tân hôn xa hoa lộng lẫy hay đơn giản với đầy đủ tiện nghi trang trí màu đỏ như bây giờ , chỉ có hai cánh võng mắc song song. Để rồi ngày mai đôi vợ chồng lại chia tay nhau, người đi tiền tuyến người ra chiến trường.
Những đặc điểm của nghi lễ cưới hỏi mà bạn chưa biết của người xưa .
Nghi thức nghi lễ cưới hỏi từ 6 nghi thức cắt giảm xuống chỉ còn 3 nghi thức song sự phát triển của đám cưới kiểu mới lại được người ta ghi nhận bằng việc thành lập các ban nhạc đánh cho đám cưới vào những năm 1980, đó là mốc đánh dấu cho sự ra đời và phát triển của những ban nhạc hiện đại như thời nay.
Một số ban nhạc nổi tiếng thời trước có thể kể đến : Ban nhạc Sắn Lùng ( người Hoa), Toán xồm, Hiếu Văn Hóa, Vân Hàng Bông….
Những bản nhạc được ưa chuộng có : tình ca trên thảo nguyên, đôi bờ, chiều matxcơva
Đặc biệt những tình khúc cách mạng như : trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây , tôi là người lái xe. Lúc đầu, các ban nhạc này chỉ đánh ở Hà Nội sau đó mới đánh ở các vùng nông thôn, ngoại thành.
Khiêu vũ trong đám cưới, do ảnh hưởng của du học sinh từ Nga trở về, đám cưới có thêm phần khiêu vũ. Khi theo phong trào đám cưới mới, từ trang phục nghi thức, nghi lễ cho đến cách tân cả trong trang trí, trang phục đồ cô dâu và cả những bức ảnh lưu niệm.
Bạn có biết : trang trí trong đám cưới không chỉ là nghi thức bắt buộc mà nó còn là còn trở thành thú vui. Trong thời kỳ này đánh dấu sự sáng tạo trong việc trang trí lưu giữ và ngày nay công việc của những wedding phanner dần trở thành công việc được nhiều người trẻ theo đuổi.
Nét đặc trưng trong một đám cưới ở thế kỷ những năm 80 là tính cộng đồng sâu sắc, nó thể hiện trong công tác chuẩn bị, tổ chức và kết thúc.
Quy trình chuẩn bị lễ cưới cho ngày trước và ngày nay như thế nào
Có những đám cưới công tác chuẩn bị trước đó cả hàng mấy tháng trời bằng việc cha mẹ đi vay, đi mượn phiếu thịt . tem vải để dành mua bột mì , trứng đường làm bánh quy gai gai, quy xốp, xin tiêu chuẩn mua thuốc điện biên bao bạc….
♦ Tính cộng đồng thể hiện ở việc : đám cưới ngày trước không như bây giờ, các anh chị em họ hàng sẽ cùng quây quần, dù đường xa cũng đến chung vui với nhau , cùng nhau têm trầu, làm cỗ, cười đùa trêu ghẹo nhau rất vui vẻ.
Ngày trước, dù đã có nhiều tiến bộ hơn tuy nhiên chưa có đủ điều kiện vật chất như ngày nay, thông thường cỗ cưới sẽ được tổ chức vào ban đêm, huy động tất cả mọi người mỗi người một việc như : Thái xu hào, làm nộm, làm gà, chân giò, ngâm măng, đãi đổ, đồ xôi
Mặt tiền sân bãi để tổ chức lễ cưới thường phải mượn hoặc nhờ cậy nhà hàng xóm. Kể cả nồi niêu xoong chảo bát đĩa các loại đồ dùng dụng cụ nhà bếp cũng của hàng xóm, đồng nghiệp và thậm chí mượn cả của cơ quan. Đó là lí do tình hàng xóm rất thân mật và khắng khít “ hàng xóm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau”. Ngay cả đến bộ comple đồ chú rễ cũng không ngần mặc chung của nhau” . Người may đầu tiên có thể chịu thiệt thòi hơn mà may lớn hơn đến 1 – 2 size rồi cho người sau mượn.
Nổi tiếng may áo dài cưới, comple cưới có thể kể đến : Phúc Trạch ở Lương Văn Can, Tiến Thành ở Lê Thái Tổ. Một trong những đặc trưng của lễ cưới ngày xưa là cô dâu và chú rễ phụ. Rất nhiều cặp đôi cũng đã nên duyên từ việc làm phù dâu hay phù rễ.
Chia sẻ thêm :
Đối với hàng xóm láng giềng là sự thân thiện còn đối với trong gia đình, với lễ nghĩa gia giáo đồng thời phong tục và phép tắc truyền thống nên mãi cho đến ngày hôm nay, điều đáng chú trọng nhất trong một hôn lễ chính là giây phút cử hành lễ cưới trước mặt sự chứng kiến của ông bà tổ tiên và dòng họ hai bên gia đình. Vậy nên, cho dù có thay đổi theo cuộc sống hiện đại cũng như lối tổ chức hôn lễ theo phong cách Châu Âu hoặc các quốc gia nổi tiếng về văn hóa như Hàn Quốc thì người Việt vẫn giữ được ” truyền thống chuẩn bị bộ bàn thờ gia tiên trước cho ngày lễ cưới”
Đây là một trong những cách trang trí bàn thờ ông bà trong ngày cưới được nhiều gia đình yêu thích nhất. Bạn có thể tham khảo :
Ý nghĩa của bộ bàn thờ ngày cưới đối với người Việt : con người có tổ có tông – vậy nên, đối với người Việt đặc biệt có lối truyền thống sống giữ đạo hiếu thì người ta tin rằng ” chết chưa phải là hết” , sự kết nối, mối dây liên kết với ông bà vẫn còn ” đó là bản thờ gia tiên bàn thờ ông bà nơi mà con cháu thắp hương cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất cho người xấu số”.
Bình thường, vào các dịp lễ, các ngày dỗ, các ngày Tết và cả những ngày bình thường, bàn thờ trong gia đình đã rất được chú trọng chứ không riêng gì đến ngày lễ cưới mới được trang hoàng. Tuy nhiên, đây là một buỗi lễ quan trọng cả một đời người, lại cần đến sự chứng dám của ông bà, vừa thể hiện lòng hiếu kính, đạo hiếu đồng thời cũng là bộ mặt của gia đình đối với khách khứa và quan viên hai họ. Nên việc lắp đặt, bài trí, sắm sửa các lễ vật trên cần phải hết sức chú ý. Nếu như bạn chưa biết rõ cũng như muốn tìm hiểu về việc lắp đặt bàn thờ ông bà, bàn thờ tổ tiên trong ngày cưới có thể liên hệ với Không Gian Gốm Bát Tràng để được tư vấn kỹ hơn.
Trong nhiều năm qua, Không Gian Gốm Bát Tràng trụ sở chính nằm tại Gia Lâm, Hà Nội và trụ sở Phía Nam ngụ tại địa chỉ : 21 Cộng Hòa, F4, Quận Tân Bình, Tphcm, là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng tìm đến với nguyện vọng lựa chọn được một bộ bàn thờ gia tiên trong ngày cưới với sự đẳng cấp cũng như phù hợp với vị trí, điều kiện kinh tế và mong muốn của gia chủ.