Đạo Phật trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt

Tìm hiểu về đạo Phật

Trong 49 năm hoằng pháp độ sinh , đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn Độ để giảng dạy con người đường giải thoát mà ngài đã tìm ra . Rất nhiều người đã quy y theo ngài , trở thành các nam nữ tu sỹ hoặc các đệ tử cư sỹ . Trong một thời gian dài như thế và với rất nhiều đệ tử có nhiều nguồn gốc khác nhau , ngài đã để lại một kho tàng các lời giảng quý báu với nhiều chủ đề , công dụng khác nhau ,

Tuy nhiên , cốt tủy của các lời giảng đó lúc nào cũng giống nhau : “Này chư Tỳ Khiêu, bây giờ cũng như trước đây , Như Lai chỉ dạy về sự khổ và con đường diệt khổ”.

*Đức Phật

Từ Buddhism là một danh từ phương Tây dùng để gọi tập hợp các lời dạy của đức Phật , để gọi một tôn giáo được xây dựng trên nền tảng của các lời dạy đó , Tuy nhiên , tại các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, danh từ nguyên thủy thường dùng là Buddha Sasana, có nghĩa là lời dạy của đức Phật.

Buddha, Phật Đà , không phải là tên riêng , Đối là một quả vị , có nghĩa là người giác ngộ , người thức tỉnh , Tên riêng của đức Phật là Sỹ Đạt Đa Cồ Đàm . Tuy nhiên , ngày nay có rất ít người dùng gọi tên này . Chúng ta thường gọi ngài là Đức Phật , hoặc đức Phật Cồ Đàm.

Theo truyền thuyết và các tài liệu mà người viết tiếp cận được thì đức Phật sống khoảng 25 thế kỷ trước tại vùng Bắc Ấn Độ , Ngài xuất thân là một vị hoàng tử của bộ tộc Thích Ca tại vùng chân núi Hymalaya, ngày nay thuộc nước Nepal. Ngài sống trong nhung lụa, có một thời niên thiếu cao sang, ngài kết hôn với công chúa Da Du Đà La và có một người con trai tên là La Hầu La

Đời sống nhung lụa đó không che được mắt của một người hiền triết và thông thái như ngài , Mặc dù vị vua cha đã gắng công tạo các thú vui giải trí để đắm say vào các cảnh vui sướng trong hoàng cung , ngài Sỹ Đạt Đa cũng bắt đầu nhận thức được sự đen tối của cuộc đời , nỗi khổ đau của đồng loại và tính chất vô thường của mọi sự việc.

Một lần nọ , khi ngài đánh xe ngựa dạo chơi trên đường phố, ngài thấy được bốn cảnh tượng làm thay đổi tư duy của ngài . Ngài thấy một cụ già run rẩy , một người bệnh đang rên siết và một tử thi sình thối. Ba cảnh khiến ngài suy nghĩ rất nhiều và quyết tâm tìm một phương cách để giúp nhân loại và để tìm một ý nghĩa chân thật của đời sống . Cảnh vật thứ tư là cảnh một vị du tăng bình an tĩnh lặng đã khiến cho ngài có một niềm hy vọng là đó có thể là một con đường để tìm ra chân lý , thoát khỏi khổ nạn . 

Khi 29 tuổi , thái tử Sỹ Đạt Đa rời hoàng cung , xa gia đình , vợ con , gia nhập đời sống của một vị đạo sỹ khất thực trong 6 năm, đi tìm con đường diệt khổ , Vào đêm trăng rằm tháng 4 , khi ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề ở Gaya, ngài tìm được lời giải đáp và giác ngộ , Lúc đó ngài 35 tuổi. Đấng Giác ngộ giờ đây được gọi là đức Phật , Ngài đi đến Sa Nặc gần thành phố Ba Na Lại  và thuyết giảng bài pháp đầu tiên : Chuyển Pháp Luân tại khu vườn Lộc Uyển . Trong 45 năm tiếp theo , ngài du hành từ nơi này qua nơi khác , giảng dạy về con đường giác ngộ cho những ai hữu duyên và sẵn sàng tu học , đồng thời ngài đã thành lập một giáo đoàn các vị Tùy Khiêu (Nam tu sỹ ) và tỳ khiêu ni (Nữ tu sĩ) , thường được gọi là tăng đoàn (Sangha) .

Trong suốt cuộc đời hoằng hóa , dù phải đối mặt với nhiều trở ngại , đức Phật vẫn luon giữ một phong thái an nhiên tự tại . Ngay cả trong giờ phút lâm chung , ngài vẫn bình thản cho dù thân xác đã suy yếu. Ngay trong giây phút cuối cùng đó , ngài vẫn tiếp tục giảng dạy và khuyên bảo các đệ tử để họ tiếp tục tu tập theo giáo pháp của ngài: “Này chư Tỳ khiêu, Như Lai khuyên quý vị rằng mọi pháp hữu vi đều vô thường , quý vị hãy tinh tiến với chánh niệm.” Đó là những lời cuối cùng của đức Phật . Ngài nhập niết bàn năm 80 tuổi .

Mặc dù giờ đây đã 2500 năm từ khi đức Phật nhập Niết Bàn . lời dạy của ngài hay là phật pháp vẫn còn hữu ích cho chúng ta và giáo pháp đó chính là vị thầy của nhân gian. Tăng đoàn là cộng đồng những người quyết tâm học hỏi, thực hành và truyền dạy chính pháp , đã nhận ngọn đuốc từ vị thầy khai sáng và tiếp tự truyền giữ ngọn đuốc đó qua nhiều quốc lộ và nhiều thế kỷ.

Ba yếu tố : Đức Phật (người khai sáng đạo )

Pháp (lời dạy của ngài) và Tăng (cộng đồng các tu sỹ) chính là ba ngôi báu (Tam bảo) mà các phật tử tôn kính , đồng thời cũng là ba nơi nương tựa, (Tam quy y) để hướng dẫn người con Phật trên con đường đưa đến hạnh phúc và an lành. Mỗi năm , vào ngày rằm tháng Tư Âm lịch , hàng triệu tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới cùng nhau cử hành đại lễ tam hợp, kỷ niệm ngày sinh của đức Phật (Phật đản) , ngày Phật Thành đạo và ngày nhập Niết Bàn của Phật tổ đáng kính.

Xem tiếp : Các lý tưởng của đạo Phật 

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ