Để kể tên những ngôi chùa lớn tại thành phố Hồ Chí Minh có lẽ sẽ có rất nhiều chùa được liệt kê. Tuy nhiên, để kể tên những ngôi chùa có kiến trúc độc nhất vô nhị thì có lẽ chùa An Phú hay chùa Miểng Chai sẽ là cái tên được liệt kê trong danh sách đầu tiên. Cùng khám phá bên trong ngôi chùa Miểng sành được xây dựng bằng 30 tấn miểng chai có gì độc đáo.
Nội dung bài viết
- 1 Địa chỉ chùa Miểng Sành ở đâu ?
- 2 Lịch sử ngôi chùa Miểng Sành
- 3 Kiến trúc độc nhất vô nhị của ngôi chùa Miểng Sành
- 4 Bên trong ngôi chùa Miểng Sành
- 4.0.0.1 Bài văn khấn sáng mồng 1 Tết
- 4.0.0.2 Bài văn khấn lễ giao thừa
- 4.0.0.3 Cách chọn và cắm nụ tầm xuân bằng bình gốm trang trí ngày Tết
- 4.0.0.4 Bình nào cắm hoa Hồng đẹp? – Cách cắm các loại hoa Hồng trong ngày Tết
- 4.0.0.5 Mua bình cắm hoa Đồng Tiền trưng Tết – Nơi bán bình hoa rẻ đẹp TPHCM
- 4.0.0.6 Tìm mua bình cắm hoa đẹp quận 7 – Cách bày trí bình hoa dịp Tết
Địa chỉ chùa Miểng Sành ở đâu ?
Chùa An Phú hay còn được gọi là chùa Miểng Sành bởi vì ngôi chùa được xây dựng độc đáo bằng 30 tấn miến sành. Đây không chỉ là ngôi chùa đơn thuần mà còn là một công trình nghệ thật công phu, đặc sắc. Hiện chùa Miểng Sành số 24 đường Chánh Hưng, phường 10, quận 8, TP. Hồ Chí Minh.

Lịch sử ngôi chùa Miểng Sành
Chùa An Phú hay chùa Miểng Sành hiện nằm gần cầu Chánh Hưng, do Hòa thượng Thích Thanh Đức xây dựng năm 1847. Qua nhiều thăng trầm, chùa dần hoang phế cho đến năm 1961, hòa thượng Thích Từ Bạch đã thiết kế, xây dựng lại chùa và hoàn thành như ngày nay vào năm 1999.

Bản vẽ kiến trúc có sự giúp đỡ của kiến trúc sư Nguyễn Văn Lụa và giáo sư Huỳnh Chánh Thiên – Trường Đại học Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Ngày nay chùa là ngôi chùa cổ, có kiến trúc độc đáo đường nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm viến, chiêm bái.
Năm 2007, trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục, chùa An Phú là ngôi chùa được tạo tác bằng miểng sành nhiều nhất Việt Nam.
Kiến trúc độc nhất vô nhị của ngôi chùa Miểng Sành
Nét độc đáo của ngôi chùa là phần lớn bề mặt chùa được lát bằng các miểng sành của chén, bát, dĩa, ấm…bị vỡ. Công trình được thực hiện từ năm 1961 cho đến đầu thế kỷ XIX thì hoàn thành. Ước tính có hơn 30 tần miểng sành được sử dụng, tốn khoảng 20.000 ngày công lao động thực hiện gắn miểng sành trên diện tích 3.886 m2.

Điểm đặc biệt là các miểng sành vỡ được bố trí, kết hợp hài hòa khiến ngôi chùa rực rỡ sắc màu nhưng rất tinh tế thể hiện tinh thần Phật giáo.
Chùa xây theo lối cổ lầu chia làm hai khu là khu thờ phụng nằm dọc theo đường Chánh Hưng; khu vực giảng đường, tăng phòng, khách đường…nằm ở phía sau, khu nhà ở sinh hoạt nằm phía bên phải.

Bên trong ngôi chùa Miểng Sành
Bước vào cổng chùa là một Bảo tháp, kế bên là quần thể núi non bộ được thiết kế và tranh trí thanh nhã hữu tình. Phía bên phải là tòa nhà trung tâm, phần trước dùng để thờ cúng.

Chính điện ngôi chùa được trang bày trang nhiêm, chính giữa tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca bốn mặt, trước tượng Thích Ca có đặt cặp nến chạm rồng cao 3,83m, nặng 2.100 kg do Thượng toạ Thích Hiển Chơn chế tác. Đây là cặp nến to nhất được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2006.

Xung quanh thời nhiều tượng Phật khác như Phật Di Lặc, Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát..Trong khuôn viên chùa có nhiều tác phẩm tranh và phù điêu được ghép bằng miểng sành thể hiện hình Phật và các nội dung Phật giáo.

Có thể nói chùa Miểng Sành là một công trình kiến trúc đồ xộ, độc đáo là điểm thu hút khách từ khắp nơi đến du lịch thưởng ngoạn, thắp hương cầu an, nhất là các ngày rẳm, dịp lễ Tết.
