Mục lục
Trúc lâm thất hiền là một câu chuyện dân gian kể về 7 vị học giả, nhạc sĩ, nhà văn trong văn hóa Trung Quốc. Họa tiết này được xếp vào một trong những đồ án hoa văn ý nghĩa nhất đối với phong thủy và đời sống. Đồng thời được sử dụng rộng rãi trên nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện nay. Vậy Trúc lâm thất hiền là gì? Có ý nghĩa như thế nào. Hãy cùng Không Gian Gốm khám phá nhé.

Nguồn gốc của Trúc lâm thất hiền
Trúc lâm thất hiền (Tức rừng trúc và bảy hiền). Là một tích cổ vẽ bảy vị học giả sống dưới thời nhà Ngụy. Vào khoảng giữa những năm 200 đến 300 sau Tây lịch. Bao gồm 7 người: Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung và Nguyễn Hàm.
Vào thời đại Tư mã thành lập Tây Tấn. Nhận thấy thời thế thay đổi, không phù hợp với tư tưởng triều đình. Họ đã bỏ lên rừng trúc để sống cuộc sống ẩn dật.
Họ thường tụ tập ở rừng trúc để chơi đàn, ca hát, sáo nhị, ngâm thơ, uống rượu. Đồng thời bàn luận về những vấn đề thanh cao hay những tư tưởng lớn lao siêu việt. Nhằm tỏ thái độ với chế độ đương thời.

Ý nghĩa của Trúc lâm thất hiền
Họa tiết rừng trúc và 7 ông hiền thể hiện mong muốn có một cuộc sống an yên tự tại. Mặc kệ những chuyện thế gian, để bản thân an hưởng tuổi già. thể hiện ước mong của những người làm quan chức về hưu. Mong muốn được nghỉ ngơi và vui hưởng an lạc. Uống rượu, ngâm thơ, đàn hát, chơi chim, cây cảnh,…
Bên cạnh đó, hình ảnh rừng trúc và 7 hiền còn biểu tượng cho những người làm ăn kinh doanh. Có mong muốn nhường lại sự nghiệp cho con cháu đời sau. Để sống vô lo vô nghĩ suốt quãng đời còn lại. Hình ảnh này rất thích hợp cho những người làm chính trị, kinh doanh. Được biếu tặng trong những dịp lễ mừng thọ.

Xem thêm: Lã Vọng Câu Cá – Biểu tượng của sự kiên nhẫn
Câu chuyện dân gian về Trúc lâm thất hiền
Ông Nguyễn Tịch (210 – 263)
Ông Nguyễn Tịch, tên chữ là Tự Ông. Ông là người ở Trấn Lưu. Là con trai của Kiến An Thất Tử Nguyễn Vũ. Nguyễn Tịch khi sinh ra đã có dung mạo thất thường. Một mình độc lập, có chí khí và hào sảng. Vui mừng hay tức giận cũng không thể hiện ra mặt.
Những lúc bình thường ông chỉ ngồi trong nhà an tĩnh đọc sách. Có khi đến cả tháng cũng không thấy ông ra khỏi nhà. Rồi lại có những lúc một thân một mình ngao du sơn thủy, nhiều ngày không về nhà.
Nguyễn Tịch có một đặc điểm rất đặc biệt. Đó là tròng mắt ông có thể đổi màu. Vì vậy khi thích ai ông sẽ nhìn người ấy bằng đôi mắt màu xanh. Còn khi ghét ai ông sẽ nhìn họ bằng đôi mắt màu trắng. Chính vì vậy, câu thành ngữ “mắt xanh” đã trở thành một điển tích cho đến ngày nay.
Theo Nguyễn Tịch, xã hội chính thể không có vua, không phân biệt giàu nghèo. Chỉ có xã hội đó mới không bị thiên lệch, không oán thán. Nhưng những ý niệm của ông chỉ có thể xuất hiện trên giấy.
Ông Kê Khang (223 – 263)
Ông Kê Khang có tên thật là Khuê Khang. Ông sống ở thời Tư Mã Chiêu còn đang chuyên quyền. Sau đó. Vì một vài xích mích nên ông đã về ở ẩn ở dưới ngọn núi Kê. Từ đó mới có tên Kê Khang.
Kê Khang có biệt tài cầm kỳ thi họa, mặc dù ông chưa bao giờ thụ giáo ai. Bỗng một ngày ông vô tình gặp một dị nhân. Hai người hàn huyên rất lâu về âm nhạc và dạy ông một Khúc Quảng Lăng. Khi được đàn lên nghe êm ái tựa như dòng suối chảy, mây trôi về trời. Sau này xuất hiện thêm hai bài Lưu Thủy và Hành Vân được cho là phôi thai của Khúc Quảng Lăng.
Kê Khang trọng đường lối của Lão Tử, Trang Tử và cả Khổng Tử. Chính vì vậy, triều đình đã viện cớ này kết tội ông chịu án tử hình. Từ đây Khúc Quảng Lăng bị mất tích.
Ông Lưu Linh (220 – 300)
Ông Lưu Linh tự là Bá Lân. Hình dáng bên ngoài được miêu tả là rất xấu xí. Ông có biệt tài uống rượu không bao giờ say. Tửu lượng tốt nhất trong 7 ông hiền.
Ông coi nhẹ mọi việc và hay tìm đến rượu để quên đi sự đời. Ngoài ra, tác phẩm Tửu Đức Tụng được ông viết có chứa hàm ý vô cùng sâu sa. Thể hiện ý nghĩa sống của Lão Tử.
Ông Sơn Đào (205 – 283)
Ông Sơn Đào, tự là Cự Nguyên. Được viết đến là người có học thức rộng nhất trong 7 ông hiền. Làm quan dưới thời nhà Ngụy và nhà Tấn. Được Tư Mã Viêm vô cùng tin tưởng và quý mến. Ông rất có tài nhìn người và hay tiến cử nhiều người tài giúp sức cho triều đình.
Có một lần ông dâng sớ tiễn dẫn Kê Khang vào triều. Ông biết tin Kê Khang đã viết bài Tuyệt Giao Sơn Đào để cắt đứt tình nghĩa, mỉa mai ông Sơn Đào hư vinh hám lợi. Nhưng ông không vì thế mà hờn giận ông Kê Khang một lời nào.
Ông Hướng Tú (221 – 300)
Hướng Tú tự là Tử Kỳ. Ông là bạn thời thơ ấu của Sơn Đào. Hướng Tú là người học nhiều biết rộng. Từng viết sách chú giải cuốn Hoa Nam Kinh của Trang Tử.
Đồng thời ông còn bàn luận và giải thích những ý nghĩa sâu kín. Phát minh những ý tưởng lạ. Làm nổi dậy các phong trào Huyền học. Tất cả những người đọc sách của ông lúc bấy giờ đều được siêu nhiên tâm ngộ và mãn nguyện.
Ông Vương Nhung (234 – 305)
Vương Nhung có một người con vừa mãn đời. Bạn của ông là Sơn Giản đến, thấy cảnh ông khóc đau đớn mới khuyên ông đừng khóc nữa. Vương Nhung trả lời rằng: Thành nhân quên hết mọi thứ tình cảm trên đời nên mới không khóc. Thứ dân thì chưa một lần nào biết đến tình cảm. Chỉ như bọn ta biết đến tình cảm nên tất phải khóc. Nghe ông trả lời như vậy, Sơn Giản cũng khóc theo.
Câu trả lời của Vương Nhung là minh chứng rất rõ ràng tại sao nhiều Huyền học gia đặc biệt chú ý đến thuyết Chủ tình. Rất nhiều hoàn cảnh, họ bày tỏ sự vui buồn không phải vì sự được mất của bản thân. Mà vì chính là cảnh tượng chung của cuộc sống này.
Ông Nguyễn Hàm
Nguyễn hàm chính là cháu trai của Nguyễn Tịch. Cả hai chú cháu đều có sở thích uống rượu. Chính vì vậy, khi chú cháu gặp nhau đều ngồi tâm sự và uống rượu hết vò này tới vò khác. Cả hai đều có chung suy nghĩ là vạn vật trên đời đều bình đẳng như nhau.
Hình ảnh Trúc lâm thất hiền trên gốm sứ
Hình ảnh 7 ông hiền và rừng trúc xuất hiện rất nhiều trên các sản phẩm gốm sứ. Đặc biệt là dòng gốm sứ phong thủy.
Hình ảnh này mang vẻ đẹp cổ điển của văn hóa Đông phương. Kết hợp cùng lối vẽ trên gốm sứ trắng đã trở thành một biểu tượng may mắn trong đời sống. Mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về mặt tinh thần và ý nghĩa nhân sinh quan.
Ngày nay các sản phẩm gốm sứ có hình họa tiết 7 ông hiền trong rừng trúc rất phổ biến tại làng nghề gốm bát Tràng. Không quá khó để sở hữu những sản phẩm có họa tiết này. Chỉ cần mua tại những thương hiệu uy tín. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu những sản phẩm có hoa văn như bạn mong muốn.

Trên đây là những chia sẻ của Không Gian Gốm về nguồn gốc và ý nghĩa của Trúc lâm thất hiền trong phong thủy. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình.