Về tục thờ Quan Thế Âm Bồ Tát
Chúng ta vẫn nghe rằng “ Nam Mô A Di Đà Phật” và trở thành câu niệm ăn sâu vào tâm thức, tiềm thức của chúng sinh tam giới. Song song với Nam Mô A Di Đà Phật là “ Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát từ bi cứu khổ cứu nạn”. Có thể nói, trong hơn năm ngàn vị Bồ Tát của Phật Giáo truyền đến Trung Quốc thì Quan Thế Âm Bồ Tát được nhân gian thờ phụng phổ biến nhất.
Trong tín ngưỡng Phật giáo và tâm thức của mọi người Ngài là một vị Bồ Tát cứu khổ cứu nạn là một vị bồ tát toàn năng nên bao hàm cả việc ngày ban phát lộc tài đến cho mọi nhà. Vậy nên, Quan Thế Âm Bồ Tát cũng là một trong các vị Thần Tài.
Tục thờ Quan Thế Âm Bồ Tát có từ khi nào? Có phải tín ngưỡng thờ vị phật vạn năng này có từ khi Phật giáo được truyền bá vào Trung Quốc hay không? Không, việc thờ cúng Phật nói chung và thờ Quan Thế Âm Bồ Tát nói riêng đó là cả một quá trình, hình thành biến đổi và phát triển liên tục không ngừng.
Qúa trình ấy kéo dài từ thờ Ngụy – Tấn , phát triển ở thời Đường định hình và kéo dài cho đến ngày hôm nay.
Quan Thế Âm cũng gọi là Quân Tự Tại, Quán Thế Tự Tại. Quan Thế Âm trong tiếng Phạn là Avalokitesvara, nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khố. Thời nhà Đường, vì kiêng kỵ tên của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, cho nên bỏ đi chủ “Thế” mà gọi là Quan Âm.
Bát Nhã tâm kinh có câu; “Quán-tự-tại Bồ-tát. hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”, nghĩa là: Khi Bồ tát Quân Tự Tại thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, soi thấy năm uẩn đến không, liền vượt qua mọi khổ ách (Bát-nhã ba-la-mật-đa nghĩa là: trí tuệ tối hậu đưa chúng ta vượt sông vô minh để đến bờ giác ngộ)
Với công đức, hạnh nguyện vô lượng như vậy, nên trong dân gian từ xưa đến nay, hễ nhắc đến danh hiệu của Quan Thế Âm, hầu như ai cũng biết rằng Ngài là vị Bồ Tát đại từ đại bì cưu khố cưu nạn, là bậc từ mẫu với tình yêu thương chúng sanh bao la, vô bờ bến.. .
Đó là lý do tại sao, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao phen thịnh suy của Phật giáo Trung Quốc, Quan Thế Âm vẫn được dân gian một mực sùng kính, tôn thờ. Những hình tượng ngày nay của Quan Thế Âm, bất luận là điêu khắc, hội họa.… được thờ trong tất cả các chùa, miếu, điện…, trong các gia đình hay trong các cửa hàng buôn bán (thờ làm thần Tài) thì Ngài đều hiện thân dưới hình tướng của một bồ Tát nữ nhân.
Và hiện nay, hầu hết trong các gia đình tín ngưỡng Phật giáo, Phật Bà Quan Âm được thờ nhiều nhất và trong các kinh điển của Phật giáo cũng như trong nghệ thuật văn học các nước như Ấn độ cổ, Quan Thế Âm Bồ Tát được diễn đạt là một “ Thiện Nam Tử” cho đến một dũng mạnh chi trượng phu”.
Tranh luận dị thường về hình tướng của Quan Thế Âm Bồ Tát ?
Mặc dù Quan Thế Âm Bồ Tát là vị thần được sùng bái, tuy là vậy các thuyết về Quan Âm lại không giống nhau nhưng đặc biệt lại chẳng có một truyền thuyết nào gọi ngài là nữ Bồ Tát. Ngay tại Phía Tây Ấn Độ , Quan Âm Bồ Tát xuất hiện tại nhiêu địa phương cũng với nhiều hình tượng không giống nhau những tất cả đều là Nam thân.
Tướng mạo của người là “ nửa thân trên để trần, tay cầm hoa sen, áo cà sa rủ xuống , giữ nữa eo, vắt qua hông và chân, đầu đội mũ miện và trên tay đeo vòng”.
Hình thức tạo tượng, hội họa được đại đa số người dân đón nhận khi Phật giáo được truyền nhập. Đối với những người tầng lớp trên thì việc truyền bá kinh Phật rất dễ dàng nhưng đối với dân thường hình vẽ và tượng dễ dàng hơn. Mặc dù hình dạng của Quan Thế Âm Bồ Tát không ảnh hưởng đến niềm tin của mọi người, nhưng trong điêu khắc và hội họa, người ta lại không thể bỏ qua hình tướng này được, vậy nên theo thời gian của lịch sử, đã tạo nên tượng Quan Thế Âm Bồ Tát theo đúng với quan niệm thẩm mỹ và ước vọng của họ là vị bồ tát Nữ thân.
Tuy nhiên đã có những trường hợp, bồ tát được nhắc đến dưới thời nhà Thanh đã nhắc đến việc thấy Quan Thế Âm Bồ Tát hiện thân dưới dạng Đai sĩ “ mày to, mặt đổ, tóc mai day, mắt lộ ánh sáng xanh đỏ, mũi có điểm trắng, áo màu vàng đen”.
Nguyên nhân dẫn đến nhiều hình tượng của Quan Thế Âm Bồ Tát
Lý giải về sự biến đổi hình tượng của Quan Âm khác nhau những biến đổi này phải xét đến những loạn lạc những lễ giáo hà khắc. Trong xã hội lúc bấy giờ, đó là thờ Ngụy – Tân – Nam – Bắc – Triều đó là thời kỳ trung quốc đại nạn, chiến tranh diễn ra liên miên, khắp nơi trở nên khốn khổ. Chính vì thế, dân muốn có một vị đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn có thể giúp bọ họ vượt qua tai nạn. Và theo như nguyện ước, có lẽ hình tượng một vị Bồ Tát hiện thân dưới tướng là một nữ Bồ Tát thì thích hợp hơn.
Đặc biệt, đối với hình tượng người phụ nữ nói lên được rất nhiều điều. Phật Quan Thế Âm Bồ Tát với tấm lòng từ bi độ lượng có thể thấu hiểu được những mong muốn của người phụ nữ.
Những người phụ nữ ở tầng lớp dưới trong xã hội cũ với một cuộc sống khó khăn tinh thần bị dồn nén đau khổ nên họ cũng cần một vị bồ tát nữ thân thấu hiểu những nỗi khổ ấy, cảm nhận được sự an ủi vỗ về và họ cần một người hiểu tình yêu của mẹ dành cho con … và không ai phù hợp hơn Quan Thế Âm Bồ Tát .