Cưới hỏi là dịp trọng đại của một đời người, cũng là mốc quan trọng của cặp vợ chồng, vậy nên từng chi tiết, từng lễ nghi, từng quy trình chuẩn bị trong đám cưới đều hết sức được chú trọng. Tuy nhiên, theo thời gian, theo quan niệm, theo sự phát triển của xã hội, lễ cưới truyền thống của người Việt đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn. Hãy cùng tìm hiểu xem, lễ cưới của người Việt ngày xưa và ngày nay ( lễ cưới truyền thống , lễ cưới hiện đại) có điểm gì khác biệt ?
Lễ cưới ngày xưa | Lễ cưới ngày nay | |
Quan niệm về hôn nhân – lễ cưới | Ngày xưa lễ cưới phải dựa trên chuyện “ môn đăng hộ đối, được gia đình hai bên chấp nhận và ủng hộ”
Lễ cưới có giá trị hơn tờ giấy đăng ký kết hôn |
Lễ cưới ngày nay dựa trên sự chấp nhận của ba mẹ nhưng đồng thời phần lớn vẫn là ở quyết định của đôi bạn trẻ .
Lễ cưới thực sự cũng rất quan trọng nhưng đã có nhiều cặp đôi sau khi sống chung, có con thì họ mới tổ chức lễ cưới |
Nghi thức cưới hỏi | Ngày xưa nghi thức cưới hỏi tương đối rườm rà. Quy trình đám cưới cần phải thực hiện đủ 6 lễ cưới , cùng với những điều kiện yêu cầu chi tiết. bạn có thể xem chi tiết thêm : | Nghi thức lễ cưới hỏi của ngày nay đã rút gọn bớt và chỉ còn có 3 lễ chính : lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Lễ cưới có thể tổ chức tại nhà hàng vào buổi tối hoặc buổi trưa tùy thuộc vào điều kiện xắp xếp. |
Trang phục trong hôn lễ | Ngày xưa, đối với cô dâu thường mặc áo tứ thân màu sắc sặc sỡ hoặc áo dài ( màu đơn giản hoặc áo dài trắng) | Áo dài được thêu hoa văn rồng phượng. Cùng với đó là mẫu áo của phương Tây : soiree cưới, chú rễ mặc vest . Màu sắc đa dạng : trắng xanh vàng hồng đỏ đen. Thậm chí ngày nay chú rễ còn chọn mặc màu vest nổi. |
Thiệp cưới | Ngày xưa : giai đoạn năm 1960 – 1970 người ta mời đám cưới chỉ đơn thuần là mời miệng . Dần Dần là tờ giấy hỷ có ghi thời gian nhưng cũng là tờ giấy rất đơn giản | Ngày nay : các loại thiệp hồng , thiệp báo hỷ được đầu tư kỹ càng.
Thậm chí ngày nay , các cặp đôi còn đầu tư tự thiết kế các mẫu thiệp hồng mang phong cách cá nhân, dấu ấn riêng biệt |
Ảnh cưới | Trước đây : ảnh cưới là ảnh trắng đen , không có bối cảnh, không có màu mè. Mãi đến thế kỷ 19 mới có ảnh màu | Ảnh cưới ngày nay được các cặp đôi đầu tư rất kỹ càng, bối cảnh đẹp thậm chí ở nhiều địa điểm khác nhau. Có sự can thiệp của các phần mềm giúp cho ảnh trở nên lung linh hơn. Ngoài ra, lễ cưới người ta cũng đầu tư quay phim, chụp hình cho cả hai bên |
Xe rước dâu | Ngày xưa lễ cưới , lễ rước dâu chủ yếu là đi bộ hoặc dùng xe đạp. Đối với các gia đình khá giả sẽ sử dụng xe Jeep để đón dâu. Một số vùng sông nước sử dụng đò để đón dâu | Ngày nay, hầu hết mọi người đều sử dụng ôtô để rước dâu, nếu như có sử dụng xe máy cũng là loại moto sang chảnh. Bạn sẽ không ngạc nhiên khi ngày nay các đoàn rước dâu bằng siêu xe hạng sang nổi bật trên phố. |
Trang trí bàn thờ cưới | Ngày xưa : bàn thờ ông bà trong ngày cưới được trang trí đơn giản, nhưng có một điều đặc biệt là rất chú trọng đến vẻ trang nghiêm, nhất là đối với các gia đình gia giáo. Bàn thờ ngày cưới được trang trí với đủ lễ vật thờ cúng. Thông thường bàn thờ sẽ được trang trí biểu tượng song hỷ.
Đối với người xưa hay người nay, cặp nến hồng đốt trong lễ cưới rất được xem trọng. |
Bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông bà trong ngày cưới hiện đại rất được chú trọng, cho dù theo hiện đại thì bàn thờ ông bà trong ngày cưới vẫn rất được chú trọng.
Không chỉ ngày xưa và ngày nay, bàn thờ ông bà trong ngày cưới rất được chú trọng , nhất là các gia đình có điều kiện đều sử dụng các sản phẩm vật phẩm đồ thờ cúng từ chất liệu gốm sứ để tôn lên không gian thờ cúng trang trọng của gia đình .
|
Có thể bạn quan tâm đến : ý nghĩa đối với việc bài trí bàn thờ gia tiên trong gia đình ngày cưới. Bàn thờ ngày cưới có gì khác biệt đối với việc bài trí bàn thờ ông bà ngày thường, ngày dỗ ngày lễ Tết

Mặc dù cuộc sống hiện đại, xã hội phát triển hơn nhưng đối với người Việt không kể phân biệt vùng miền Bắc Trung Nam, vị trí bàn thờ ông bà trong gia đình hết sức trang trọng và thiêng liêng. Cuộc sống hiện đại hơn chỉ khiến đời sống vật chất thay đổi chứ ý thức, ý niệm và đời sống tinh thần, lòng hiếu kính của chúng ta không thay đổi. Càng có điều kiện, người ta lại càng cố gắng bù đắp cho những người xấu số, muốn dâng những gì tốt đẹp nhất lên cho ông bà cha mẹ tổ tiên.
Hơn hết, ngày đó còn là buổi lễ trọng đại của một đời người, một phần tâm của con cháu phần khác còn để người khác nhìn vào mà không thể có chê trách gì đối với một hôn lễ.
Trước lễ cưới diễn ra, hai bên gia đình sắm sang lại lễ vật cho gia đình, cố gắng làm sao để “ bài trí bàn thờ ông bà đúng và đầy đủ nhất”. Vị trí các vật phẩm thờ cúng đặt trang nghiêm trên bàn thờ.
Một bộ bàn thờ cưới, bàn thờ ông bà trong ngày cưới cần đáp ứng đủ bộ vật phẩm thờ cúng sau đây :
Bát hương : bát hương là không thể thiếu, trên bàn thờ gia tiên bày 3 bát hương với kích thước khác nhau. Bát nhang ở giữa là bát hương lớn hơn, bát hương đặt ngang hàng nhau và tốt nhất nên sử dụng loại bát hương chất liệu gốm sứ.
+ Bình Hoa thờ : tùy mỗi nhà, có thể để 1 cặp bình hoa thờ hoặc 1 bình hoa thờ đều được
+ Mâm bồng : hay còn được gọi là đĩa bồng thờ
+ hũ chóe thờ : đựng nước sạch, muối và gạo trên bàn thờ
+ Bộ ấm chén thờ : “ miếng trầu là đầu câu chuyện, ngụm trà kết nối tâm giao” nên việc đặt bộ ấm chén thờ lên bàn thờ mang ý nghĩa sâu sắc
+ ống đựng hương, ( ống cắm nhang)
+ Cặp đèn dầu thờ
+ Cặp chân nến thờ lớn : trong hỗn lễ, có nghi thức cô dâu và chú rễ thắp nến hồng và cắm lên bàn thờ ông bà
Bạn có thể tham khảo một trong các mẫu bàn thờ cưới cho ông bà trong ngày cưới như sau :

