Mục lục
Ăn chay là chỉ ăn các loại thảo mộc , rau quả , không ăn các loại thức ăn được chế biến từ thịt cá và các loại động vật khác , Trong đạo Phật các phật tử ăn chay vì một số nguyên nhân sau :
Vì lòng từ bi và bình đẳng :
Theo tinh thần Phật giáo Đại thừa chúng ta ăn chay không phải để tiết kiệm mà vì lòng từ bi và tôn trọng sự sống của muôn loài . Vì tất cả các loại vật đều tham sống sợ chết như con người, vậy mà chúng ta lại nỡ giết chúng , ăn thịt chúng thì sao ? Hơn nữa , theo luật nhân hồi quả báo thì chúng ta sau khi chết thần thức sẽ theo nghiệp đã tạo mà đầu thei , mà phần lớn là đầu thai vào loài súc sinh . Vậy mà chúng ta lại đi ăn thịt chúng thì có khác gì ăn thịt thân cũ của ta , của cha mẹ ta ? Vì vậy đức Phật khuyên các đệ tư của mình không nên ăn thịt các loại chúng sinh . Phương ngôn có câu : “Ăn chay niệm Phật , nói lời từ bi”.
Vì muốn tránh quả báo từ luân hồi:
Đức Phật đã dạy : “Tất cả chúng sinh từ vô thủy đến này , cứ tạo nhân tội ác , sát hại ăn thịt lẫn nhau nên bị quả báo xấu mãi mãi sinh tử luân hồi trong sáu cõi; Trời , Người , A Tu La , Địa ngục , Quỷ đói , Súc sinh “.

Lăng Nghiêm kinh nói : “Hễ giết một mạng sống thì phải trả một mạng , tâm giết hại không ngừng thì không bao giờ ra khỏi trần lao” . Vì vậy mà chúng ta phải ăn chay và không sát sinh.
Vì ngăn ngừa bệnh tật:
Từ xưa các nhà nghiên cứu đã cành báo các loại đồng vật thường mang theo vi trùng gây bệnh , như bệnh lao , bệnh thương hàn , bệnh sán … Ngày nay , việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và thuốc tăng trọng bữa bãi có ảnh hưởng không tốt cho người ăn thịt chúng . Vì vậy chúng ta không nên ăn thịt động vật , đặc biết là đối với các con vật bị mắc bệnh . Trên thế giới số lượng người ăn chay để phòng bệnh ngày một tăng đã cho chúng ta thấy rõ điều đó .
Vì thành tự đạo quả vô thượng Bồ Đề :

Có thể nói ăn chay là một phương pháp tu hành của người đệ tử Phật , Khi đức Phật còn tại thế , một hôm ngài A Nan bạch nói với đức Phật rằng : Tại sao trước kia Phật cho các đệ tử ăn 5 thứ thịt thanh tịnh, là không thấy chúng bị giết , không nghi ngờ người giết , không nghe thấy tiếng kêu chúng kêu trước khi chết , không nghi ngờ người ta giết chúng cho mình ăn , chúng vì một lý do nào đó mà tự chết , các con thú khác ăn còn thừa , nay ngài lại cấm ? Đức Phật liền bảo rằng : Vì trình độ của các ông lúc đầu còn thấp kém chưa có thể lĩnh ngộ giáo pháp Đại thừa nên ta nói pháp Tiểu thừa , tạm cho phép các ông dùng 5 thứ thịt đó , Đến nay trình độ của các ông đã cao rồi , có thể lĩnh ngộ được giáo pháp Đại thừa nên ta cấm . Vì còn ăn các thứ ấy là còn phạm vào sát sinh , nếu không trực tiếp thì cũng là gián tiếp sát sinh . làm mất hạt giống từ bi – bình đẳng , không thể nào tu hành thành Phật được.
Những ngày ăn chay:
Chúng ta đang ăn mặn nay chuyển thành ăn chay thường là một việc khó , chưa kể đến nhiều yếu tố khách quan khác , vì vậy đức Phật đã chế ra nhiều định kỳ ăn chay khác nhau để phù hợp với mọi căn cơ , điều kiện , như :
+ Ăn nhị chay : là ăn 2 ngày trong 1 tháng , 15 và mùng 1 .
+ Ăn tứ chay : Là ăn 4 ngày trong 1 tháng , mùng 1 , 8 , 15 và 23.
+ Ăn thập chay : Là ăn 10 ngày trong 1 tháng , mùng 1 , 8 , 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30 (tháng thiếu thì 27 , 28,29.)
+ Ăn nhất nguyệt chay: Là ăn 1 tháng , vào tháng giêng hoặc tháng 7.
+ Tam nguyệt chay : Là ăn chay 3 tháng . vào tháng giêng , tháng 7 , và tháng 9 hay tháng 10,, hoặc liên tiếp trong 3 tháng.
+ Ăn chay trường : Là phát nguyện ăn chay suốt đời.
Lợi ích của việc ăn chay : Qua các phần trình bày ở trên ta thấy ăn chay rất hữu ích cho cuộc sống hiện tại và tương lai , như thân thể nhẹ nhàng , không hay cáu gắt , không mắc các chứng bệnh nan y.không lo bị quả báo xấu , tâm từ bi ngày một tăng trưởng , tương lai nhất định sẽ thành Phật , vì vậy mọi người dù là phật tử hay không cũng nên tích cực ăn chay.