Một số tục lệ ngày Tết đặc sắc của người dân tộc thiểu số

Phong tục đặc sắc của người dân tộc ngày Tết bạn biết chưa?

Đối với phong tục ngày Tết, người dân Việt có rất nhiều tập tục lệ truyền thống, bên cạnh nhưng tục lệ ngày Tết chung cho nhiều dân tộc như :

Tục thăm viếng chúc Tết của người Việt

Tập tục gói bánh chưng bánh giày ngày Tết 

Tục lệ đầu năm mua muối cuối năm mua vôi 

Tục lệ giữ đêm trong đêm trừ tịch

Tập tục chúc Tết, mừng thọ

Tuy nhiên, đối với các dận tộc khác, họ có những tập tục lệ truyền thống ngày Tết rất thú vị và chỉ riêng được tổ chức trong cộng dận tộc của họ mà thôi.

Hãy cùng tìm hiểu một số tục lên ngày tết đặc sắc của những dân tộc thiểu số để có thêm nhiều điều thú vị hơn.

Tập tục đắp núi cát của người Khơme

Tập tục đắp núi cát của người khơme là một trong những tập tục long trọng nhất đối với người Khơme – nằm trong hệ thống lễ ăn mừng năm mới của cộng đồng người Khơ me sinh sống ở đồng bằng Sông Cửu Long.

Tục đắp núi cát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày  với nhiều nghi lễ long trọng

Ngày thứ nhất : đúng 5 h chiều người Khơme sẽ tắm rửa và ăn mặc thật đẹp, sau đó họ sẽ sắm sửa nhang đèn lễ vật đi lễ chùa và rước lễ Mâh Sâng Krân ( được gọi là vị thần 4 mặt theo sự chỉ dẫn của một vị Acha.)

Ngày thứ hai, buổi sáng làm lễ dâng cơm sớm và trưa cho các vị sư sãi gọi là lễ Vên Chông Han. Trước khi ăn, các sư sẽ làm lễ tụng kinh tạ ơn những người đã làm ra lương thực giúp con người.

Đến buổi chiều cùng ngày sẽ diễn ra buổi lễ rất quan trọng đối với người Khơme, đó là lễ đắp túi cát ( Asi sâng Pun Phnôm Khsach) nghĩa là Phúc Duyên đắp núi cát. Mọi người sẽ đem cát về đổ đầy bên ngoài , đổ thành từng đống chung quânh đền thờ Phật, cả bên ngoài hành lang của sân chính điện.

Sau đó vị Acha hướng dẫn mọi người đắp thành những ngon núi nhỏ xung quanh rào bằng tre hoặc trồng cây bao quanh núi cát.

Những ngọn núi này tượng trưng cho vũ trụ mỗi núi một hướng và núi thứ chín ở giữa gọi là Sômêru trung tâm của Trái Đất. người ta tin rằng núi cao có thể cản được đám mây hung dữ , do đó họ đắp núi cát ngăn mây cầu cho mưa thuận gió hòa nhanh đến để khởi sự mùa màng tôt tưới.

Bên cạnh đó, mỗi một hạt cát được đắp lên là hóa được một tội lỗi và giải thoát được linh hồn đã khuất.

`Tục lệ Tết nhảy của người dao ở Sa Pa

Tết nhảy của người dao mang nét độc đáo và vô cùng quan trọng đối với người dân tộc dao sinh sống ở Sa Pa. Có thể nói Tết nhảy ở Sa pa là một lễ hội đậm tính truyền thống, nhân văn và có sự kết hợp nhiều yếu tố như âm nhạc nghệ thuật nhảy múa và cả ngôn từ.

Tết nhảy được diễn ra từ giờ thìn đến giờ Dậu ngày mùng 1 và mùng 2 Tết âm lịch và chỉ được diễn ra ở nhà trưởng bản. Một tốp chừng 14 thanh niên sẽ nhảy một điệu  mở đường tượng trưng sau đó những thanh niên trai gái khác sẽ cùng nhau nhảy theo với ý dẫn đường cho ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu

Họ nhảy bằng một chân, mô phỏng điệu nhảy của chim sải cánh và giơ một chân, ngón trỏ chỉa xuống vừa cúi đầu để mời ông bà. Trong điệu nhảy có sứ khoan thai uy lực như loại hổ để mời thần linh.

Sau đó là lẽ rước tượng tổ tiên và thay khăn choàng mới. Tiếp theo là điệu nhảy của con cháu dâng lễ vật lên ông bà tổ tiên.

Tục hứng nước nguồn của người Phù Lá

Cùng là người dân tộc miền núi Phía Bắc, tuy nhiên người phù lá lại rất chú trọng đến mâm cỗ cúng tất niên ngày 30 Tết,  Lễ vật trong mâm cỗ để dâng cúng tổ tiên bao gồm: thủ lợn và tất cả nội tạng, 12 bát gạo trắng thơm ngon nhất, 12 món ăn chín tượng trưng cho đầy đủ 12 tháng của năm.

Thời khắc thiêng liêng của giao thừa, tất cả các thành viên trong gia đình ăn mặc quần áo đẹp chỉnh tề đứng trước bàn thờ gia tiên làm lễ khấn mời gia tiên.

Thời khắc đầu tiên của năm mới sẽ có một người đại diện cho gia đình đi hứng nước đầu nguồn về sau đó nấu sôi và đặt lên bàn thờ tổ tiên để cúng. Buổi sáng ngày mùng 1 mọi người sẽ uống nước đó để cầu những những điều may mắn tốt nhất trong năm

Phong tục bắt chồng đầu Xuân của người Cơ Ho, Chu Ru ….

Phong tục bắt chồng hay còn được gọi là mùa bắt chồng của các dân tộc Cơ Ho, Chu Ru  ở Lâm đồng được bắt đầu từ mùng 1 Tết cho đến hết tháng 3 . Khi một cô gái thích một chàng trai nào đó, cô ấy sẽ về thông báo cho gia đình dòng họ mình để đến nhà trai dạm hỏi.

Nếu cả hai họ đồng ý vào một đêm đẹp trời cô gái ấy sẽ đem nhẫn lại đeo cho chàng trai . Nếu chàng trai không thích thì có thể từ chối nhưng rồi sau đó 7 ngày, cô gái lại tới đeo nhẫn vào tay chàng trai. Đêm trước ngày cưới, được gọi là đêm hội bắt chồng. Sau ngày cưới, hai vợ chồng sẽ rút nhẫn ra khỏi tay, hôn nhẫn rồi đeo lại cho nhau. Và 7 ngày sau hôn lễ, chàng trai sẽ đem nhẫn đưa cho mẹ cô giá cất giữ và cô gái đem nhẫn cho mẹ chàng trai cất giữ.

Còn rất nhiều những tập tuc truyền thống khác có nhiều nét đặc sắc hơn nữa của nhiều dân tộc người Việt. Mỗi một tập tục lệ là một nét đẹp được người bản xứ lưu truyền và phát huy.

Chuẩn bị bước sang một năm mới bạn mong muốn sẽ có một năm mới trọn vẹn Tài Lộc gia đình êm ấm. Việc sắm sửa những vật dụng trang trí là điều thật sự cần thiết đúng không nào. TẾT KỶ HỢI 2019 đến cần kề, đừng quên tham khảo một số thiết kế trang trí phòng khách mới nhất tại Không Gian Gốm nhé!

Bình Ngâm Rượu - Sản Phẩm cần thiết của mọi gia đình người Việt
Bình Ngâm Rượu – Sản Phẩm cần thiết của mọi gia đình người Việt

Vò hút lộc dát vàng - Sản Phẩm Quà Tặng độc quyền tại Không Gian Gốm
Vò hút lộc dát vàng – Sản Phẩm Quà Tặng độc quyền tại Không Gian Gốm
Vò hút lộc phong thủy - sản phẩm đem lại may mắn Tài Lộc cho gia đình
Vò hút lộc phong thủy – sản phẩm đem lại may mắn Tài Lộc cho gia đình
Bộ ấm chén Bát Tràng - Sản phẩm vừa sử dụng vừa trang trí cho phòng khách nhà bạn
Bộ ấm chén Bát Tràng – Sản phẩm vừa sử dụng vừa trang trí cho phòng khách nhà bạn

Showroom1 : 021 Nguyễn Văn Linh – Phú Mỹ Hưng- P. Tân Phong , Quận 7 , Tp HCM

Showrooms 2: 21 Cộng Hòa – Phường 4 – Quận Tân Bình

Showrooms 3: Số 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh

Showrooms 4 : 98 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, Tp.HCM

Showroom 5 : 27 Nguyễn Tri Phương, Thanh Khê, Đà Nẵng

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ