Nghi lễ thờ Phật của người Việt

Nghi lễ thờ Phật

Thờ Phật

Như chúng ta đã biết , từ xưa đến nay những bậc có công lao lớn đối với nhân loại hay một quốc gia , làng xã nào đó thì đều được xã hội tôn trọng , kính thờ . Sự kính trọng , tôn thờ đó là biểu hiện của lòng tri ân , báo ân đối với các bậc đã có sự cống hiến to lớn cho xã hội và nhân loại dưới nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một nhân vật lịch sử . Ngài có quê hương có cha mẹ , gia đình đầy đủ , Hay nói một cách khác là ngài có khai sinh báo tử và lý lịch rõ ràng. Nhưng vì nhận rõ 4 tướng khổ ở đời là : sinh – Lão – bệnh – tử đối với một sinh mạng sống ; sinh- trụ-dị-diệt- đối với vạn vật trên thế gian và thành- trụ-hoại-không đối với vũ trụ tưởng như vĩnh cửu này nên ngài đã từ bỏ cung vàng điện ngọc , vợ đẹp , con ngoan để đi xuất gia , tìm ra phương pháp tu tập mang lại sự giải thoát an lạc cho mình và cho chúng sinh.

Thật vậy , sau thi thành đạo ngài là bậc toàn giác , có đầy đủ ba đức tính quý báu : bi – trí – dũng. Đây là ba đức tính căn bản của một con người muốn được toàn thiện, toàn chân  toàn mỹ , không thể thiếu . Suốt 49 năm hành hóa thuyết pháp độ sinh không biết mệt mỏi của ngài không những đã mang lại hạnh phúc an lạc cho xã hội Ấn Độ thời đó , mà theo thời gian , ánh đạo vàng đã tỏa rạng khắp Tây – Đông đem lại lợi ích cho muôn loài .

Chính đức Phật là người đã đưa ra tuyên ngôn về sự bình đẳng , đập tan sự phân chia đẳng cấp bất công tồn tại bao đời tại Ấn Độ qua câu nói bất hủ : “Không có đẳng cấp, trong dòng máu cùng đỏ , nước mắt cùng mặn , Tất cả chúng sinh đều có Phật tính như nhau và đều có thể trở thành Phật, Ta là Phật đã thành , còn chúng sinh là Phật chưa thành” , nên ngài xứng đáng là bậc thầy của trời người , là tấm gương sáng muôn đời cho chúng ta tôn thờ , noi theo . Vì vậy , nhằm tôn vinh giá trị đạo đức văn hóa , tư tưởng hòa bình , đoàn kết hữu nghị của đức Phật , ngày 15 tháng 12 năm 1999 , Đại hội đồng Liên Hiệp quốc khóa 54 đã chính thức công nhận Đại Lễ Tam hợp đức Phật (Phật đản sinh , Phật thành Đạo , Phật nhập niết bàn) còn gọi là đại lễ Vesak , là ngày lễ hội văn hóa , tôn giáo của Liên Hiệp Quốc , được tổ chức hằng năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và các trung tâm của Liên Hiệp Quốc từ năm 2000 trở đi . Do đó chúng ta phải thờ Phật.

Như trên đã nói , chúng ta thờ Phật là để bày tỏ lòng thành kính đối với một bậc giác ngộ – chính đẳng giác , có ân đức lớn đối với nhân loại và nguyện noi theo gương ngài để làm lợi ích cho muôn loài , Vì vậy nếu chúng ta phát nguyện thờ Phật thì phải có một ban thờ riêng , to nhỏ tùy theo điều kiện hoàn cảnh mà sắm nhưng phải luôn giữ cho thanh tịnh , trang nghiêm .

Xem thêm > Những mẫu bàn thờ Phật đẹp

Đồng thời , luôn cố gắng thực hành đúng lời Phật dạy , cầu nguyện hồng ân tam bảo gia hộ cho luôn tinh tiến trên đường về bên giác. Còn nếu chưa có đủ điều kiện để lập ban thờ Phật tại gia thì chúng ta có thể lên chùa , các đạo tràng thờ Phật lễ Phật để bày tỏ tâm nguyện của mình.

Theo giáo lý đạo Phật thì hiện tại chúng ta đang sống ở cõi Nam Thiệm Bộ Châu do đức Phật Thích Ca làm giáo chủ , bởi vậy trước hết chúng ta phải thờ ngài.

Đã đạt đến quả vị Phật thì công hạnh của các ngài đều viên mãn như nhau , Vì vậy , chúng ta có thể thờ thêm chư Phật – Bồ Tát trong mười phương , tùy theo duyên hạnh của mỗi người , Song điển hình thì chúng ta thường thờ theo mô tip ba đời chư Phật ,

  • Đức Phật Đi Đà giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc là đại diện cho chư Phật ở những kiếp trong quá khứ.
  • Đức Phật Thích Ca giáo chủ cõi Sa Bà , đại diện cho chư Phật ở kiếp hiện tại .
  • Đức Di Lặc Bồ Tát đại diện cho chư Phật ở những kiếp tương lai .

Ngoài ra đức đại bị Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được phần lớn tín đồ phật tử tôn thờ , Vì theo giáo lý Đại Thừa thì ngài là một vị đại Bồ Tát đã thành Phật từ nhiều kiếp trước với danh hiệu là Chính Pháp Minh Vương Như Lai , kiếp hiện tại này thì làm đại Bồ Tát trợ duyên cho đức Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh ở cõi Sa Bà và đức Phật Di Đà đón rước chúng sinh về cõi Tây phương Cực Lạc , Vì vậy Quán thế Âm có rất nhiều nhân duyên với chúng sinh cõi Nam Thiệm Bộ Châu.

Lạy Phật

Ngày xưa khi Phật còn tại thế , các đệ tử từ vua quan đến thứ dẫn mỗi khi đủ duyên được gặp đức Phật đều quỳ xuống ôm chân ngài và đặt trán mình lên chân Phật để bày tỏ lòng tôn kính đối với một đấng giác ngộ Bi – Trí siêu phàm. Đây là một cử chỉ vô cùng khiêm tốn , nhu thuận , hoàn toàn tin tưởng nơi đức Phật. 

Sau khi ngài nhập Niết Bàn , tín đồ phật tử tạc tượng , vẽ tranh để thờ ngài và xem như ngài vẫn còn tại thế , Vì vậy môi khi tụng kinh , đỉnh lễ trước ban thờ Phật đều bày tỏ cử chỉ tôn kinh  của mình như khi Phật còn tại thế . Cử chỉ đó có tác dụng làm cho tín đồ phật tử hình dung như đức Phật đang ngồi trước mặt mình và huân tu hạnh khiêm tốn.

Phật là đấng tôn kính trong tam giới (Dục giới , Sắc giới , Vô sắc giới) , Vì vậy , trước khi lễ lạy Phật chúng ta phải giữ cho thân tâm thanh tịnh rồi mới đốt hương , quỳ trước ban thờ , chắp tay trước những đức hạnh cao quý của Phật , nguyện noi theo gương ngài , Sau đó mới đánh chuông và lạy 3 lạy . Lễ Phật như vậy mới đúng phép , trong kinh gọi là thân tâm cung kĩnh lễ . Trái lại , nếu chúng ta lễ Phật với lòng ngã mạn, hay với tâm cầu danh , thì không những không có kết quả gì mà còn mang thêm tội.

Ngã mạn lễ : Là khi lay Phật mà trong tâm còn tâm ngạo nghễ , kiêu căng , năm vóc  (đầu , 2 tay , 2 chân ) không sát đât , đứng lên quỳ xuống một cách cầu thả , qua loa cho xong chuyện.

Cầu danh lễ : là khi thấy có đông người thì miệng liền to tiếng dài hơi tụng kinh niệm Phật , thân siêng năng lễ lạy không ngừng nghỉ , cố ý để mọi người thấy và khen ngợi , Trái lại khi không có người thì biếng nhác không lễ niệm gì.

Đó là lễ lạy Phật trên mặt hình tướng . Còn về phần lý thì có 4 phép sau :

  • Phát trí thanh tịnh lễ  :

Trong phép này , người hành lễ phải thấu suốt rằng cảnh giới của chư Phật , đều tùy tâm hiện bày (vạn pháp duy tâm tạo ), nên lạy một đức Phật cũng tức là lay chư Phật khắp mười phương . Vì vậy pháp thân của chư Phật dung thông nhau vô ngại.

  • Biến nhập pháp giới lễ :

Trong phép này , người hành lễ phải tự quán thân – tâm cùng tất cả các pháp từ vô thủy đến nay đều không dời pháp giới.

Chánh quán lễ:

Trong phép này , người hành lễ lạy đức Phật ngay nơi tự tâm của mình chứ không y cứ vào đức Phật nào bên ngoài . Vì tất cả chúng sinh từ xưa đến nay đều sẵn có Phât tính viên mãn thanh tịnh- bình đẳng – chân giác.

Thật tướng bình đẳng lễ:

Trong phép lễ này , người hành lễ không thấy có và được , ta và người là một , phàm thánh không hai , thể – dụng bất nhị . Năng lễ sở lễ tính không tịch. Người lạy và đấng được mình lạy . cả 2 thể tính đều vắng lặng , Như vậy mới thấu hiểu và hợp lý Bát Nhã.

Bốn cách lễ trên thuộc phần lý , cao siêu , Nếu không tinh tiến và không phải bậc thượng căn – thượng trí thì thật khó thực hành được.

Cúng Phật

Cúng nói một cách đầy đủ là cúng dàng , nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng , Hiện tại thì đức Phật đã nhập Niết Bàn , nên mỗi khi cúng dàng chúng ta thường dâng lễ phẩm lên bàn thờ hay đến các chùa để cúng.

Thật ra , chư Phật và chứ Hiền thánh tăng đã thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi , an trụ trong cõi Niết Bàn tịch diệt vô vì thì đâu còn phụ thuộc vào việc ăn uống  Nhưng cúng dàng là một hình thức để chúng ta bày tỏ lòng tôn kính đối với các ngài. Xưa sao nay vậy , thủy chung như một , Đồng thời cũng nhân sự cúng dàng mà chúng ta được kết duyên lành với Tam Bảo . cải đổi tâm tính . thiện căn tăng trưởng , từng bước thoát ly phiền não , khổ đau.

Như trên đã nói , về hình tướng thì chúng ta vẫn dâng phẩm vật lên cúng dàng chư Phật để bày tỏ lòng tôn kính và kết duyên lành với Tam Bảo ,. Nhưng nếu mỗi khi cúng Phật , chúng ta lại sắm sửa bày biện một cách quá cầu kỳ thì thật cũng không nên và làm sai lạc ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật , vì vậy muốn cúng Phật cho đúng thì chúng ta cũng tùy điều kiện , và khả năng của mình  mà sắm hương hoa phẩm vật thanh tịnh dâng lên bàn thờ , bài trí trang nghiêm rồi thành tâm thỉnh chuông – quán tưởng – đỉnh lễ là đủ . Đó là cúng Phật bằng vật chất – hình tướng bên ngoài để dùng tướng quy tâm . Còn về lý thì cúng ta phải dâng 5 món diệu hương sau đây để cúng dàng Phật.

  • Giới hương : Là lấy sứ nghiêm trì giới luật để dâng lên cúng dàng Phật .
  • Định hương: Là lấy sự tinh tiến thiền định chế ngự thân tâm để cúng Phật
  • Tuệ hương : Là lấy sự tiến tu : văn tuệ – tư tuệ – tu tuệ để cúng dàng Phật.
  • Giải thoát hương: Là lấy sự không ; chấp nhân , chấp ngã để cúng dàng Phật.
  • Giải thoát tri kiến hương : là lấy sự không còn chấp mắc vào các hiểu biết của mình để cúng dàng Phật.

Năm phần hương trên rất vi diệu , nếu chúng ta không tinh tiến tu tập thì không thể đạt được.

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ