0938.309.713

Nguồn gốc ngày Phật Đản và chậu tắm Phật rằm tháng 4

Nguồn gốc ngày Phật Đản và chậu tắm Phật ngày rằm tháng 4

Nguồn gốc ngày Phật Đản là một trong những câu chuyện có thật và mang tính lịch sử. Sự kiện Phật Đản sanh tại vườn Lâm-tỳ-ni đã khai sinh ra một trong những tôn giáo lớn. Ngài được sinh ra vào tháng tư âm lịch năm 624 TCN. Vậy cụ thể thì ngày Phật Đản có nguồn gốc như thế nào? Hãy cùng Đồ thờ Bát Tràng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phật tử cúng lễ Phật Đản tại nhà
Phật tử cúng lễ Phật Đản tại nhà

Khái niệm ngày Phật Đản

Lễ Phật Đản là một ngày lễ trọng đại tổ chức hàng năm. Cụ thể là vào ngày rằm tháng tư để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật. Ba ngày đó là Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo. Trước năm 1959, các nước Đông Á sẽ tổ chức ngày lễ Phật Đản vào năm 8/4 âm lịch. Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, các nước là thành viên thống nhất lấy ngày Phật Đản Quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).

Hiện nay ở nước ta, một số tự viện tổ chức lễ Phật Đản theo Phật Đản quốc tế. Ngoài ra cũng có một số tự viện tổ chức lễ Phật Đản theo truyền thống xưa. Tức là tổ chức vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch.

Ở Việt Nam và các quốc gia theo Phật giáo, đại lễ Phật đản được tổ chức rất long trọng. Bắt đầu từ tháng tư âm lịch đã có nhiều hoạt động văn hoá, tâm linh và cộng đồng được tổ chức để kỷ niệm ngày Phật Đản – Vesak. Nghi thức tắm tượng Phật Đản sanh là một trong những biểu tượng của ngày đại lễ Phật Đản.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Phật Đản

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa. Dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài Thích Ca Mâu Ni là một con người của lịch sử, được sinh ra trong gia đình hoàng tộc. Cha của Ngài ngày là vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẹ là hoàng hậu Ma Da (Māyā). Ngài được nuôi dưỡng, giáo dục để trở thành người kế vị ngai vàng, lãnh đạo Kapilavastu.

Tượng Phật Đản sanh men vàng cổ
Tượng Phật Đản sanh men vàng cổ

Thế nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả để được dấn thân chứng nghiệm, khám phá bốn sự thật của cuộc đời. Đó là; khổ, nguyên nhân của khổ, chấm dứt khổ cùng phương pháp để chấm dứt sự khổ. Nói cách khác là Tứ diệu đế.

Ngài còn tạo dựng cho chúng ta một niềm tin mãnh liệt. Rằng tất cả chúng sinh đều sẽ chứng đắc quả vị Phật như Ngài. Bên cạnh đó, Đức Phật ra đời giúp chúng ta thấy được giá trị nhân văn to lớn mà trước đó không thể tìm thấy ở bất kỳ xã hội nào. Đó chính là sự bình đẳng, tôn trọng con người cũng như tất cả mọi loài.

Mẫu tượng Phật Đản sanh men nâu đồng
Mẫu tượng Phật Đản sanh men nâu đồng

Ngày nay lễ Phật Đản còn có một ý nghĩa thiêng liêng. Đó là nhắc nhở tứ chúng đệ tử Phật không ngừng nỗ lực tu tập và buông bỏ. Như vậy mới có thể trở về chính mình, tìm thấy chân tâm tự tánh và bản lai diện mục.

Mua bát sen gốm sứ tắm Phật 

Bát sen tắm Phật hay chậu tắm Phật là vật phẩm cần thiết nhất trong ngày Phật Đản. Đại lễ Phật Đản được tổ chức mỗi năm đều thực hiện nghi thức tắm Phật. Vậy nên bát sen tắm Phật chính là vật phẩm dùng để đặt tượng Phật Đản sanh vào. Sau đó tiến hành tưới nước lên tượng Phật và đọc các bài kinh. Bát sen không chỉ là vật chứa tượng Phật mà còn là nơi lưu thông dòng nước thiêng liêng. 

Bát sen tắm Phật men thủy tinh
Bát sen tắm Phật men thủy tinh

Bát sen và tượng Phật cần có sự tương quan về kích thước và hài hòa trong thẩm mỹ. Để nghi thức tắm Phật diễn ra được thuận lợi và thành kính, mọi người nên chọn bát sen và tượng Phật thật kỹ. Bát sen hay chậu sen tắm Phật không cần phải quá to hay thật sắc sảo. Tượng Phật Đản sanh cũng không cần phải là loại tượng khổng lồ.

Tượng Phật Đản sanh và bát sen tắm Phật
Tượng Phật Đản sanh và bát sen tắm Phật

Quý Phật tử và nhà chùa có thể chọn bát sen và tượng Phật Đản sanh tại Không Gian Gốm. Với các mẫu tượng Phật Đản sanh bằng gốm sứ các dòng men nâu đồng, tượng đá vừa và nhỏ. Bát sen và các mẫu chậu tắm phật cũng có các mẫu chậu men thuỷ tinh, men hoả biến. Ngoài ra, chậu tắm Phật cũng có nhiều kích thước tương ứng với tượng Phật tại showroom. Không Gian Gốm còn có thể hỗ trợ quý khách giao hàng tận nơi trong thời gian sớm nhất. Ngày đại lễ Phật Đản sắp tới. Hãy cùng thực hiện nghi thức tắm tượng Phật cùng Không Gian Gốm Bát Tràng.

Bát sen tắm Phật và hoa sen gốm
Bát sen tắm Phật kèm đế

Sau đây, kính mời quý vị Phật tử và quý khách hàng cùng tham khảo qua nghi thức tắm tượng Phật Đản sanh nhé!

Nghi thức tượng tắm Phật đản sanh

Sự tích Đức Phật thích ca được đản sanh

Nghi thức tắm Phật xuất hiện lâu đời tại Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Trung Á. Nghi thức được thực hiện trong hầu hết các cộng đồng Phật giáo trên thế giới để thể hiện sự hân hoan của Phật tử đối với sự xuất hiện đấng Giác ngộ vào năm 624 TCN.

Nghi thức tắm tượng Phật Đản sanh
Nghi thức tắm tượng Phật Đản sanh

Trong nghi thức này, sau khi đạo tràng tụng kinh, mọi người cùng tụng kệ và chú Tắm Phật. Sau đó đi đến lễ đài, nơi có tượng Phật sơ sinh đặt trong bồn, chắp tay đảnh lễ. Rồi mới múc nước thơm nhẹ nhàng tưới lên hai vai ngài. Đồng thời lắng lòng quán tưởng về dòng nước cam lộ rửa trôi tham, sân, si ra khỏi tâm tư. Nước tắm Phật được nấu từ các loại hoa thơm hoặc hương liệu, hay đơn giản là nước mưa tinh sạch.

Theo kinh điển Nam tông, sau khi mẹ ngài, hoàng hậu Mahamaya, sinh ra ngài ở vườn Tâm Tỳ Ni. Bên gốc cây vô ưu, bốn vị đại phạm thiên từ trời hạ xuống, dùng lưới vàng quấn lấy hài nhi. Ngay lúc đó, hai trận mưa từ trên trời dội xuống vị Phật tương lai.

Ý nghĩa của dòng nước tắm Phật
Ý nghĩa của dòng nước tắm Phật

Kinh điển Bắc tông chép rằng, sau khi đức Phật ra đời từ sườn bên phải của hoàng hậu Mahamaya. Có bông hoa sen nảy lên đỡ lấy và 9 con rồng từ trên trời bay xuống phun hai dòng nước lạnh và nóng để tắm cho Ngài. Cảnh Phật đản sanh với rồng phun nước được ghi lại trong nhiều tác phẩm điêu khắc tại Lộc Uyển – di tích Phật giáo quan trọng ở phía bắc Ấn Độ.

Ý nghĩa của dòng nước tắm Phật

Theo các học giả Phật giáo, hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho vui và buồn, sướng và khổ của cuộc đời. Đó đều là những điều mà mọi người trên thế gian này phải đón nhận. Người nào chịu đựng cả cảnh thuận và nghịch mà tâm thản nhiên thì sẽ có thể thành Phật. Vì thế khi làm lễ tắm Phật, người tham gia phải quán tưởng đến việc gội sạch thân tâm. Thân tâm nhẹ nhõm, tự tại và an vui thì mới đạt thành tựu trong nghi thức tắm Phật.

Không gian thờ tượng Phật Đản
Không gian thờ tượng Phật Đản

Khi múc nước tưới lên vai phải của tượng Phật, cần tâm nguyện rằng: Dù gặp những chuyện hết sức vui mừng, đắc ý, tâm mình vẫn bình tĩnh thản nhiên. Khi tưới nước lên vai trái tượng Phật, cần tâm niệm rằng: Dù gặp nghịch cảnh, khổ đau, tâm mình vẫn bình an phẳng lặng.

Ngày Phật Đản sắp tới, kính chúc các gia đình, quý vị Phật tử, quý vị gia chủ có được một ngày lễ an lành và thanh tịnh.

Xem thêm: Thỉnh tượng Phật Đản sanh tại TP. HCM

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ