Nguồn gốc nghi thức đối với tục thờ cúng người đã mất

Tìm hiểu về nguồn gốc tục thờ cúng người đã mất

Nếu đã là người Việt Nam thì mỗi cá nhân đều mang trong mình dòng máu thẫm đẫm truyền thống văn hóa “ uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Chính vì vậy, việc xuất hiện bàn thờ gia tiên trong hầu hết các gia đình Việt là lẽ đương nhiên. Tuy đây được xem là phong tục từ rất lâu đời , được duy trì phát huy qua các thế hệ nhưng vẫn còn rất nhiều người thắc mắc rằng : “ nguồn gốc của tục thờ cúng người đã mất bắt đầu từ khi nào? Nhi thức thờ cúng truyền thống cần phải như thế nào là đúng? Lí giải cho điều này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau.

Văn hóa thờ cúng là gì ?

Văn hóa thờ cúng lí giải theo một cách dễ hiểu lại gần gũi đối với chúng ta nhất chính là : dựng nên một bàn thờ bằng cách bài trí đầy đủ bộ đồ thờ cúng, sau đó thực hiện các nghi thức dâng lên tổ tiên bề trên là những người đã khuất các lễ nghĩa như : thực phẩm ( thức ăn, trà , rượu , trái cây) cùng với nhang đèn hương quả.

Tại sao người ta lại gọi là tục thờ cúng?

Thờ cúng  gồm sự kết hợp nghi thức cùng  hình thức cả thờ và cúng, đây là nghi thức song hành, có đặt bàn thờ là phải có cúng kiến người đã khuất và ngược lại, việc cúng cơm, cũng lễ người đã khuất luôn được tiến hành trên bàn thờ tổ tiên, bàn thờ thường được đặt tại nơi trang nghiêm như : phòng khách hoặc phòng thờ riêng của gia đình.

Thờ cúng đối với người Việt có ý nghĩa gì ?

Việt Nam là một trong những dân tộc đa tôn giáo, đa tín ngưỡng vì vậy việc thờ cúng của người Việt cũng rất đa dạng với : bàn thờ Phật,  bàn thờ thần linh, bàn thờ ông bà tổ tiên, bàn thờ Thần tài…
Một mặt khác, chúng ta luôn tin rằng, có một thế giới tâm linh tồn tại song song với cuộc sống hiên thực, đâu đó các linh hồn người đã khuất vẫn còn sống quanh chúng ta. Sự chết luôn chỉ là mất đi về mặt thể xác, nhưng linh hồn và tâm của người đã khuất vẫn tồn tại để chở che, phù hộ cho những người còn sống.
Có thể nói : quan điểm đối với hình thức thờ cúng tổ tiên, lập bàn thờ người đã khuất theo thời gian đã có sự thay đổi mặc dù vẫn giữ gìn và phát huy nhưng đồng thời ở một vài nghi thức đã được đổi khác để phù hợp hơn với lối sống hiện đại của người Việt ngày nay. Có thể nhận thấy được như sau :

Tục thờ cúng tổ tiên
Tục thờ cúng tổ tiên

Đối với hình thức thờ cúng ngày xưa : Hình thức thờ cúng những người đã khuất đặc biệt trang nghiêm, người ta xem lễ tang của một gia đình là lễ kỵ và đối với các tang lễ thường phủ một một bầu không khí tiếc thương.
Nhằm thể hiện sự tiếc thương dành cho những người đã khuất và giữ gìn nghi thức cũng như đạo nghĩa của những người còn sống người ta kiêng kỵ các điều sau : trong thời gian chịu tang người khuất, không được quyền tổ chức ăn nhậu, tuyệt đối kiêng kỵ các hình thức cưới xin, vợ chồng, các hoạt động vui chơi náo nhiệt đều bị xem là hình thức bất kính.

Đối với hình thức thờ cúng ngày nay của người Việt : cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, lễ tang không chỉ còn mang không khí kiêng kỵ và khóc thương mà người ta còn rước đèn, kèn và nhạc về đánh, biểu diễn trong đám tang. Vì vậy, không khí đau thương cũng trở nên nhạt nhòa đối với nhiều người, bởi một phần chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Hội nhập với nền văn hóa nên họ đơn giản đi một số nghi thức tang lễ cúng kiếng thờ phụng và điều đó vô tình dẫn đến việc quên đi văn hóa và cội nguồn của gốc rễ.

Quan điểm thờ cúng ông bà tổ tiên cần phải được phát huy

Vì sao thờ cúng người đã khuất là một điều vô cùng quan trọng?

Thờ cúng tổ tiên và duy trì nghi thức thờ cúng truyền thống của dân tộc là một điều vô cùng quan trọng cho nên nguyên tắc vẫn là : đối với việc tiếp cận một nền văn hóa mới mà nói, bản thân mỗi người Việt phải có sự sàng lọc và lựa chọn sao cho có phù hợp với giá trị truyền thống của dân tộc hay không.
Đối với quan điểm của người phương Tây – chủ nghĩa duy vật và họ xem việc chết là hết nhưng truyền thống của người Việt, người phương đông lại là “ có mộ sự sống tồn tại đằng sau cái chết”. Đối với người phương Tây hình thức thờ cúng không nhiều và đa nghi thức như người Việt, bởi họ không tin có linh hồn, thần linh tồn tại.
Đối với người Việt, thờ và cúng các vật phẩm không quan trọng người đã khuất có thực sự được nhận hưởng hay không nhưng nó mang ý nghĩa “ tôn trọng và ghi nhớ cội nguồn của tổ tiên”, thể hiện được đạo đức và phẩm hạnh của cá nhân, gia đình. Nếu như việc này không được duy trì, thử hỏi đạo lí và đạo đức có phải sẽ bị xuống cấp trầm trọng, vì vậy, việc thờ cúng ông bà tổ tiên là một việc làm hết sức quan trọng, cần được giữ gìn phát huy, có thể đối mới nhưng phải có chọn lọc phù hợp.

Cho dù có đổi mới chung quy lại vẫn là đối với việc bày trí một bàn thờ cúng tổ tiên, cúng kiến những người quá cố hay các vị thần linh cũng đều nên tuân thủ các nguyên tắc và xắp xếp bộ đồ thờ cúng chuẩn mực, bạn có thể tham khảo cách bài trí các bộ bàn thờ bên dưới :

Bàn thờ Gia Tiên
Bàn thờ Gia Tiên

Làm thế nào phát huy được truyền thống thờ cúng người đã mất?

Có thể nói, một bộ phận giới trẻ ngày nay không còn biết đến “ lễ nghĩa, hình thức, nghi thức”của việc thờ cúng ông bà tổ tiên là như thế nào? Vậy trách nhiệm ấy thuộc về ai?
Bổn phận của những người đi trước là dạy dỗ và uốn nắn các thế hệ trẻ biết đến nguồn gốc của tục thờ cúng người đã mất, cách bày trí bộ bàn thờ và cách đặt để bàn thờ tổ tiên như thế nào.
Mặc dù đạo đức không làm ra tiền nhưng người ta sống cần phải có đạo đức để duy trì và biết cách sử dụng đồng tiền.
Việc thờ cúng Phật tổ, thờ cúng tổ tiên và hình thức thờ cúng người đã mất nói chung còn có ý nghĩa như một sự soi đường dẫn lối cho các thế hệ con cháu.
Trước tiên của việc phát huy truyền thống thờ cúng chính là việc chúng ta phải lập ra được một bộ bàn thờ cúng gia tiên với đầy đủ vật dụng thờ cúng rồi tính đến lễ nghĩa nghi thức cũng bái được.

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ