Mục lục
Sự tích về tết trung thu là những câu chuyện đầy thú vị về chị Hằng, chú Cuội, thỏ ngọc,… Được rất nhiều trẻ em ưu thích và chào đón. Cho đến ngày nay, trong nhân gian vẫn còn lưu truyền về những sự tích. Nguồn gốc và ý nghĩa về dịp tết đặc biệt này. Hãy cùng Không Gian Gốm theo dõi bài viết này để biết thêm về dịp tết này nhé.

Tết trung thu là gì
Tết trung thu là một trong những nét đẹp truyền thống văn hóa của Việt Nam. Đã trở thành một ngày tết sum vầy của mọi gia đình. Dịp tết này thường diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Thời tiết đang giữa độ mùa thu, là thời điểm đẹp nhất năm. Ngoài ra, ngày tết này còn được gọi là ngày tết trông trăng. Được trẻ em cả nước chào đón và chờ mong. Vì vào dịp này, trẻ em sẽ được tặng quà, tổ chức cắm trại,… và nhiều hoạt động khác.

Nguồn gốc của tết trung thu
Ngày tết trung thu thường diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Phong tục vui tết trung thu đã có từ thời Đường Minh Hòa, Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ 8 (713 – 755). Về sau được lan rộng sang các nước láng giềng và các thuộc địa của Trung Hoa.
Việt Nam sử sách ta không nói rõ nhân dân ta bắt đầu tổ chức lễ trung thu từ bao giờ. Chỉ biết là mấy trăm năm trước tổ tiên ta đã theo phong tục này. Ngay từ đầu tháng 8 âm lịch, các khu chợ, cửa hàng đều đã trưng bày nhiều mặt hàng liên quan đến trung thu. Nào là lồng đèn, bánh trung thu, bánh dẻo,… Người mua và người xem đông như xem hội. Ngoài các loại đồ chơi, đồ để trang trí, bánh kẹo còn trưng bày nhiều loại mặt nạ, đầu lân sư tử.
Tại Việt Nam, ngày tết trung thu được ông Phan Kế Bính diễn tả trong “VN phong tục”: “Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ ra để thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng. Và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo. Gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá koi cũng đẹp”.

Xem thêm: Những món quà trung thu ý nghĩa tặng người thân và bạn bè
Tết trung thu và sự tích chị Hằng Nga
Hậu Nghệ và Hằng Nga
Tương truyền, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời. Cùng lúc chiếu sáng xuống mặt đất, khiến cho nơi này nóng cháy đến bốc khói. Các con sông biển khô cạn và cuộc sống gần như không thể tồn tại. Trong tình huống này, Hậu Nghệ đã nổi nóng. Người này đã leo lên đỉnh núi Côn Lôn, sử dụng sức mạnh siêu phàm để bắn rụng chín ông mặt trời. Chỉ để lại một ánh sáng duy nhất. Từ đó, mặt đất không còn phải đối mặt với ánh nắng nóng cháy. Các con sông biển hồ lại phồn thịnh và con người có thể tiếp tục tồn tại.
Cuộc hành trình này đã định hình anh hùng Hậu Nghệ. Và mang lại sự kính trọng và tán thưởng của mọi người. Nhiều người đã đến học tập Hậu Nghệ. Tuy nhiên, trong số đó có một kẻ xấu xa tên là Bồng Mông.
Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.
Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn. Trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua. Bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền. Đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình. Không ngờ đã bị 1 học trò tên là Bồng Mông nhìn thấy.
Hằng Nga bay lên cung trăng
Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn. Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ bị bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu. Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, Ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã vội vàng mở hộp gương lược. Lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất. Hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng. Nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.
Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà. Các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời. Mà còn có thêm một bóng người trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích. Lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất. Để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.

Ý nghĩa của ngày tết trung thu
Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn tin rằng có mối liên hệ đặc biệt giữa cuộc sống và vầng trăng. Với mặt trăng tròn và trăng khuyết, những khoảnh khắc niềm vui cũng như nỗi buồn, sự hội ngộ và chia lìa đều được thể hiện. Vì thế, mặt trăng trở thành biểu tượng của sự đoàn kết và Tết Trung Thu thường được gọi là Tết Đoàn Viên.
Trong dịp này, theo phong tục của người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình mong muốn được tụ họp lại. Và cùng tham gia vào lễ cúng gia tiên. Khi bóng đêm buông xuống, ánh trăng vàng đổ xuống mặt đất. Làng xóm tập trung bên nhau để thưởng thức nước chè xanh, thưởng thức bánh. Ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng và sắp đặt hoa quả, bánh kẹo. Để trẻ em tham gia vui chơi. Các hoạt động như rước đèn, múa lân, trông trăng không khí vui tươi.

Trên đây là những thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu mà Không Gian Gốm đã cung cấp cho bạn. Hy vọng bạn và gia đình có một dịp lễ tết trung thu bình an. Vui vẻ bên gia đình.