Mục lục
Phật Đản là một trong các ngày lễ quan trọng nhất đối với các tín đồ Phật giáo. Được tổ chức để tưởng nhớ đến sự ra đời của Đức Phật, người sáng lập ra đạo Phật. Ngoài ra, ngày lễ Phật đản còn có ý nghĩa trong việc khơi dậy lòng tin vào tình thương và cảm hóa. Giúp cho mỗi người có thể rèn luyện tâm hồn, làm tốt việc đời và sống đạo đức. Để biết được những điều nên làm và không nên làm trong ngày lễ trọng đại này. Không Gian Gốm sẽ bật mí cho bạn thông qua bài viết những việc nên làm trong ngày Phật Đản Sanh.

Lễ Phật Đản Sanh nhằm ngày nào
Lễ Phật Đản có ý nghĩa rất quan trọng trong đạo Phật. Đây là ngày kỷ niệm sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã giáo huấn cho chúng ta về tình yêu thương và lòng nhân ái. Lễ Phật Đản Sanh được tổ chức vào ngày 15/4 âm lịch (theo Nam Tông) và 8/4 âm lịch (theo Bắc Tông). Tuy nhiên, tại đại hội Phật giáo thế giới được tổ chức lần đầu tiên tại Columbo năm 1950. 26 nước thành viên đã thống nhất chọn ngày 15/4 (tức ngày rằm tháng tư âm lịch) hằng năm để tổ chức Đại lễ Phật Đản.

Các nghi thức thường làm trong ngày lễ Phật Đản
Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng và hoành tráng. Ngoài việc tổ chức chính hội vào ngày 15-4. Hội Phật giáo các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, thả đèn lồng, thuyết giảng về Phật giáo và văn nghệ, thả đèn hoa đăng… Mỗi mùa Phật đản, các Phật tử sẽ lập một bàn thờ Phật lớn và trang trí xe hoa diễu hành.
Đặc biệt phải kể đến đó là nghi thức tắm Phật Đản Sanh. Nghi thức này mang ý nghĩa bày tỏ và tưởng nhớ đến ngày Đức Phật ra đời. Thể hiện sự thanh tẩy trong tâm hồn, hướng đến sự an lạc.

Những việc nên làm trong ngày lễ Phật Đản Sanh
Từ góc nhìn đời sống văn hóa của người Việt Nam, mùa Phật Đản chính là dịp để mỗi người tri ân Đức Phật Đản Sanh. Đây cũng là dịp để mỗi người Phật tử thực hành tu tập, làm các việc thiện để tích lũy và tăng trưởng công đức. Sau đây là những việc nên làm trong ngày lễ Phật Đản Sanh:
Ăn chay niệm Phật
Việc ăn chay là việc nên làm vào các ngày rằm và ngày mùng một trong tháng. Ăn chay vào ngày Phật Đản Sanh rất quan trọng đối với các người Phật tử. Với mong muốn bày tỏ lòng thành kính và biết ơn của mình, cầu nguyện bình an và sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nhiều người còn ăn chay xuyên suốt một tháng trong lễ Phật Đản. Ngoài ra, ăn chay còn giúp tâm hồn thanh tịnh, không sát sanh, thanh tẩy tạp niệm.
Giờ tốt thắp hương
Theo quan niệm của người xưa, vào ngày mặt trăng và mặt trời thấu suốt nhau. Con người trở nên sáng suốt và thanh khiết, gạt bỏ mọi vẩn đục, tăm tối trong lòng. Chính vì sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời, nên thần thánh và ông và tổ tiên phù hộ và chứng giám cho mọi lòng thành cầu nguyện.
Do đó, khi cúng vào ngày rằm, gia chủ không chỉ chuẩn bị mâm lễ. mà còn phải đi đúng hướng, đúng giờ để âm dương tương thông, vạn sự hanh thông.
Cụ thể hơn, vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, có 2 khung giờ để thắp hương khấn vái tại nhà linh nghiệm nhất đó là giờ tỵ từ 9 đến 11h, và giờ thân từ 15 đến 17h.

Vệ sinh nhà cửa và bàn thờ Phật
Việc vệ sinh nhà cửa, sân vườn, đặc biệt là không gian thờ cúng trong nhà vào ngày lễ Phật Đản chính là một trong những cách thể hiện lòng thành kính và biết ơn của người Phật tử đối với Đức Phật. Bên cạnh đó, việc vệ sinh nhà cửa và bàn thờ giống như một cách gột rửa những thứ dơ bẩn, xấu xa, giúp con người trở nên thanh thản và an lòng hơn.

Bố thí và làm việc thiện
Đại lễ Phật Đản là dịp để nhiều người phát tâm làm việc thiện. Không chỉ giúp người khác mà còn giúp bản thân được thanh thản hơn, dù chỉ là những việc nhỏ nhưng đủ để bản thân cảm thấy nhẹ nhõm. Các tấm lòng thiện nguyện này sẽ làm ấm áp hơn với người cho, máy lòng người nhận.
Tuy nhiên, không chỉ trong ngày Đại lễ Phật Đản, mà bình thường, các Phật tử cũng nên làm thật nhiều điều thiện, giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội.
Phóng sinh
Phóng sinh là loại hình văn hóa tâm linh mang ý nghĩa cao đẹp. Nghi thức này thường diễn ra vào các dịp lễ hội lớn trong năm. Người Việt Nam ta có các nghi lễ phóng sinh các loài động vật như chim, cá,…
Đây là thông điệp đầy tính nhân văn, khuyến khích các người Phật tử luôn hướng thiện, thực hành lời dạy của sư thầy: Không sát sanh hại vật, tôn trọng sự sống của muôn loài.

Tham gia nghi thức tắm Phật
Tắm Phật là nghi thức nhằm khuyến khích con người hướng thiện trong Đại lễ Phật Đản. Nghi lễ này nhằm mục đích kỷ niệm ngày Đức Phật Đản Sanh. Mang ý nghĩa sâu xa giúp con người thanh trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh.

Xem thêm: Cách tắm tượng Phật Đản Sanh đúng trong đại lễ Phật đản
Một số điều cần kiêng kỵ trong ngày lễ Phật Đản
Khi đi tham dự lễ Phật Đản trong chùa, các Phật tử nên lưu ý các điều sau:
Tự ý chụp hình, quay phim trong chùa
Không nên tự ý chụp ảnh, quay phim tượng Phật. Chụp ảnh là điều kiêng kỵ trong chùa, bởi chùa vốn là nơi chốn linh thiêng thờ Phật. Vì vậy, tránh chụp hay ghi hình khi chưa có sự cho phép của bề trên.
Không đi cửa chính vào chùa
Khi đi chùa, nên bước vào từ cửa nên hông, không nên đi cửa giữa. Cổng chính của Chùa còn được gọi là cổng Tam Quan. Theo quan niệm xưa, cổng trung tâm chỉ dành cho Đức Phật, Ngọc đế. Vì vậy, nếu để ý, bạn sẽ thấy nhiều ngôi chùa không mở cửa chính.
Không nên để trẻ em chạy loạn
Không nên để trẻ em chạy loạn, nghịch ngợm các đồ tế lễ, không tự ý làm ồn hoặc nói những câu bất kính với Đức Phật và bề trên. Cũng không được có những cử chỉ bất kính, ví dụ như dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
Trên đây là những việc nên làm trong ngày Phật Đản Sanh mà Không Gian Gốm đã giới thiệu cho bạn. Chúc bạn có một mùa lễ Phật Đản đầy sung túc và ý nghĩa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy gọi vào số hotline 0938 309 713 để được hỗ trợ chi tiết.