Mục lục
Cúng giỗ thế nào cho đúng, không phải ai cũng đủ hiểu biết để thực hiện. Đối với những người có tìm hiểu phong tục thờ cúng truyền thống nên có kinh nghiệm hoặc được truyền dạy từ các Thầy thì khác. Dưới đây là những lưu ý khi cúng giỗ mà hầu hết mọi người đều mắc phải khi tổ chức cúng giỗ cho người đã khuất
Làm giỗ chứ không phải tổ chức đám giỗ
Cúng dỗ là buổi lễ tưởng nhớ đến ngày mà người xấu số qua đời, đó có thể là ông bà, cha mẹ anh chị em của chúng ta. Đối với truyền thống của người Việt, cúng dỗ là một truyền thống đẹp đẽ được duy trì và phát huy qua nhiều thế hệ. Hầu hết, đi từ Nam đến Bắc, nhà nào cũng đều có một bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông bà đặt để ở nơi linh thiêng như : phòng khách, phòng thờ ….
♦ Ngày giỗ là ngày mà người sống dành những tình cảm thủy chung, thương nhớ, đau xót cho người đã khuất. Việc cúng giỗ và thắp nén nhang lên bàn thờ chính là sự an ủi, sự hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên của mình.
♦ Ngày cúng giỗ không ai quy định tổ chức như thế nào , to lớn đông đúc ra sao, cúng giỗ tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình : nhà giàu thì làm lớn, mâm cao cổ đây. Nhà nghèo thì đám giỗ chỉ cần cơm trắng, trứng luộc, muối mè là đủ.
♦ Lòng hiếu kính hay tưởng nhớ phụ thuộc vào việc nhớ hay quên ngày giỗ chứ không phải việc làm giỗ lớn hay nhỏ
♦ Bạn bè thân thuộc cố hữu nếu thấy lưu luyến người đã khuất thì đến dự dỗ theo ngày đã định sẵn từ trước, không cần phải đượi mời thiệp mời . “mời thì đến không mời thì thôi” .
Cần phải thực hiện cúng cáo giỗ
♦ Hầu hết chúng ta thường bỏ quên việc cúng cáo giỗ đối với việc tổ chức đám giỗ cho người đã khuất. Cúng cáo giỗ còn được gọi là ngày tiên thường. Thường áp dụng đối với cũng giỗ cho ông bà cha mẹ , vợ hoặc chồng,.
♦ Cúng cáo giỗ là cúng để báo cho người khuất biết ngày mai là ngày giỗ của mình đồng thời để báo với Thần Linh , Thổ Địa nơi để mộ người đã khuất biết và xin phép cho hương hồn của người đã khuất về ăn giỗ.
Cúng cáo giỗ bao gồm cúng tại nhà và cúng ngoài mộ.
* Cúng tại nhà : Cần cúng Công Thần Thổ địa sau đó mới đến cúng gia tiên. Ngoài việc khấn gọi hương linh người khuất thì cần mời gọi hương linh vong hồn gia tiên hai bên nội ngoại về cùng dự giỗ. Việc tổ chức cúng ngoài mộ ( nếu mộ quá cũ kỹ cần đắp sửa lại) còn mộ mới chỉ cần dọn dẹp làm sạch mộ là được.
Xem thêm : Bài văn cúng Gia Tiên
Cần phân biệt tầm quan trọng của giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường
Giỗ đầu
◊ Giỗ đầu là giỗ năm đầu người đã khuất : đúng 1 năm, năm đầu trong kỳ tang. Lúc này ngày giỗ vẫn còn bi ai sầu thảm. Thời gian 1 năm vẫn chưa đủ để làm xoa diệu nỗi mất mát đau thương của người nhà, bạn bè dòng họ đối với người mất. Ngày giỗ đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không khác gì so với cái ngày mà chúng ta để tang vào năm trước.
Giỗ hết
◊ Giỗ hết là ngày giỗ sau ngày người mất 2 năm, vẫn còn nằm trong thời kỳ tang. Thật ra đối với những người chúng ta yêu quý thời gian 2 năm hay 20 năm vẫn không làm chúng ta quên đi được họ. Lần giỗ này, con cháu vẫn ăn mặc đồ tang . giỗ hết cũng được làm trang nghiêm không khác gì ngày giỗ đầu, con cháu dù có bận bịu đến mấy cũng cố gắng về dự dỗ.
Giỗ thường
◊ Giỗ thường : giỗ thường là ngày giỗ người mất từ 3 năm trở đi . Trong ngày giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường chứ không còn mặc đồ tang . Và đây chính là dịp để con cháu tề tựu quây quần để tưởng nhớ đến người đã khuất bằng một tinh thần nhẹ nhàng hơn nhiều.
Nhu cầu tư vấn lắp đặt bàn thờ gia tiên, sản phẩm đồ thờ cúng chất liệu gốm sứ thủ công Bát Tràng vui lòng liên hệ
Không Gian Gốm Bát Tràng – Đồ thờ Bát Tràng
+ 21 Cộng Hòa, F4, Quận Tân Bình, Tp.HCM
+ 21 Nguyễn Văn Linh, Tân Phong, Quận 7, Tp.HCM
+ 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Tp.HCM