Phong tục lễ cưới của người miền Bắc có gì đặc sắc ?

Hôn lễ hay lễ cưới của người Việt Nam có những quy định chặt chẽ cũng như những đặc sắc khác nhau giữa ba vùng miền, tục lệ cưới của người miền Bắc không giống với lễ cưới miền Nam và cũng không giống với lễ cưới của miền Trung.

Đặc biệt đối với lễ nghi gia giáo của người miền Bắc, đối với tục lễ cưới có nhiều điều cần chú ý sau đây. Để chuẩn bị đón chào một nàng dâu hay một chàng rể người Bắc trở thành thành viên mới của gia đình, bạn cần phải biết về những tục lệ cưới, kiêng kỵ và nét đặc sắc của một hôn lễ người Bắc

Quy định trong lễ cưới của người miền Bắc

Mặc dù đối với cuộc sống hiện đại ngày nay, tục lễ cưới cũng như các nghi lễ hình thức của ngày cưới được rút gọn bớt nhưng đặc biệt đối với người Bắc nhất định cần phải giữ được 3 lễ : lễ dạm ngõ ( chạm ngõ), lễ ăn hỏi và lễ cưới.

Người Bắc thực sự rất quan trọng lễ dạm ngõ, đây được xem là thủ tục cần thiết để “ chỗ người lớn với nhau” thưa chuyện đồng thời đánh giá cũng như đồng tình chấp thuận và ủng hộ cho hạnh phúc của đôi bạn trẻ. Nếu như không có lễ dạm ngõ, đám cưới đối với người miền Bắc e là khó mà tổ chức được .

♦  Trước lễ dạm ngõ, cả nhà trai và nhà gái đều cố gắng chuẩn bị mọi thứ chu tất nhất có thể. Trước hết đó là việc dọn dẹp trang hoàng lại nhà cửa sao cho trang trọng, không nhất thiết là phải sắm sang này kia hay làm quá. Tuy nhiên với tư tưởng đạo nghĩ hiếu kính thì đối với người Bắc, cho dù như thế nào, ngày gặp mặt tiếp chuyện giữa hai bên gia đình cần một sự thoải mái nhưng không kém sự trang trọng.

Lễ vật cho ngày dạm ngõ không đòi hỏi cầu kỳ , tuy nhiên cần đáp ứng cơ bản được những lễ vật sau : trầu cau, trà rượu và bánh trái

 

Có thể bạn quan tâm : Ý nghĩa miếng trầu trong ngày cưới đối với lễ cưới người Việt nói chung

Sau lễ dạm ngõ tiếp đó là lễ ăn hỏi : Tiếp tục đến với lễ ăn hỏi hay lễ đính hôn. Đối với lễ đính hôn, việc trang trí nhà cửa đồng thời sắm sửa các lễ vật và bài trí bàn thờ gia tiên ngày ăn hỏi được xem là quan trọng nhất.  Vậy nên trước ngày ăn hỏi, lại một lần nữa gia đình hai bên, không chỉ riêng nhà gái ) tiếp tục trang hoàng và bài trí bàn thờ gia tiên sao cho trang trọng và lịch sự nhất phù hợp với phong tục thờ cúng của từng vùng miền.

Có thể bạn quan tâm đến : 5 cách bài trí bàn thờ gia tiên trang trọng trong ngày ăn hỏi

Lễ vật của ngày ăn hỏi vẫn là có trầu cau và trà rượu, cho dù gia đình giàu hay nghèo đều không thể thiếu.

* Đối với lễ ăn hỏi của người Hà Nôi:  nhất định phải có cốm và hồng  đó là hai lễ vật không thể nào thiếu. Còn đối với những gia đình khá giả có thể có thêm lợn quay ( thông thường là lợn sữa) cái này chỉ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà hoặc do yêu cầu của nhà gái.

Một số đặc sản ăn hỏi gắn liền với người miền Bắc như : bánh cốm, bánh mứt sen, chè rượu, thuốc lá.

Lễ ăn hỏi sẽ được diễn ra thường trước lễ cưới khoảng 10 ngày hoặc cũng có thể lâu hơn tùy thuộc vào ước định ngày cưới của hai gia đình.

 

Lễ cưới của người Bắc : Lễ cưới là lễ sau cùng của người Bắc có cả lễ rước dâu. Ngày trước, đối với lễ cưới và lễ rước dâu có rất nhiều thủ tục cùng những quy định như : người đi đầu đám rước dâu phải là người có địa vị trong xã hội, có địa vị trong làng trong xã hoặc có chức quyền long trọng. Khi đón dâu qua đầu làng, cần phải để lại ít tiền để qua lễ “ chăng dây” sau đó mới có thể tiếp tục rước dâu đi.

Trong lễ cưới, cô dâu chú rễ phải làm lễ trước bàn thờ gian tiên trong gia đình. Đó là một truyền thống tưởng nhớ cội nguồn gốc rễ.

Bàn thờ ông bà trong ngày cưới được trang hoàng lộng lẫy

Những kiêng kỵ đối với lễ cưới của người miền Bắc

◊ Mẹ cô dâu sẽ không đi đưa dâu, vậy nên sau 3 ngày thành hôn, cô dâu chú rễ đem theo lễ vật về tạ gia tiên thì xuôi gia mới chính thức đặt chân đến nhà nhau.

◊ Với người miền Bắc, nhà gái không được mời cưới khi chưa ăn hỏi nhưng ngược lại nhà trai có thể

◊ Không cưới năm kim lâu hay không cưới khi nhà đang có tang

◊ Không để cô dâu đã có bầu đi vào từ cửa chính

◊ Mẹ chồng sẽ kiêng chạm mặt ngay con dâu khi đoàn rước dâu mới về

◊ Đối với người Bắc, không thể để xảy ra đổ vỡ đồ đạc trong ngày đám cưới

Đối với người Bắc, lễ ăn hỏi thường bắt buộc bao nhiêu tráp ?

• Tráp ăn hỏi đối với người Bắc có thể là 5 tráp, 7 tráp, hoặc có thể là 3 tráp tuy nhiên đều nhất định đều phải là số lẻ. 

→ Lễ ăn hỏi 3 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt sen.

→ Lễ ăn hỏi 5 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh cốm.

→ Lễ ăn hỏi 7 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.

→ Lễ ăn hỏi 9 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, mâm lợn sữa quay.

 

 

 

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ