Mục lục
Với người Việt, quy trình của lễ cưới như thế nào ?
♦ Trong phong tục truyền thống của người Việt, lễ cưới là đỉnh điểm của một cuộc hôn nhân. Trải qua những thử thách những cung bậc cảm xúc và tìm hiểu kỹ về nhau, các cặp đôi sẽ tiến tới hôn nhân mà lễ cưới là một hình thức cần thiết mang nhiều ý nghĩa đối với người Việt .
Tổ chức lễ cưới là hình thức liên hoan, báo hỷ, ăn mừng cô dâu chú rể, mừng hai bên gia đình và có ý nghĩa linh thiêng. Đây được xem là lời chúc phúc cũng thông báo rõ ràng với mọi người về một mối quan hệ ràng buộc có trách nhiệm với nhau của đôi trẻ.
♦ Nghi lễ cưới được xã hội quan tâm, có thể nói cho dù đã đăng ký kết hôn, đã có con và sống chung với nhau như vợ chồng những chưa tổ chức lễ cưới ( hôn lễ) vẫn không được người ta công nhận “ đó là một cặp vợ chồng” . Mặc dù đối với Pháp luật, tờ giấy hôn thú là chứng nhân cho sự công nhận về một cuộc hôn nhân, được pháp luật bảo vệ nhưng đối với tâm thức văn hóa của người Việt, lễ cưới mới là lễ chính thức công nhận mối quan hệ của cặp đôi đã là vợ chồng.
• Trước kia, người ta gọi là lễ rước dâu nhưng ngày nay đại đa số người ta gọi đó là “ lễ cưới”. Lễ cưới gồm hai nghi lễ chính là lễ thành hôn và lễ vu quy. Trong mỗi nghi lễ lại có những mục lễ khác nhau tương xứng với cả một quy trình thực hiện cho một lễ cưới truyền thống của người Việt.
• Quy trình thực hiện lễ cưới rất quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt, tại lễ cưới nhiều vấn đề được diễn ra, trong đó chính là lời khen chê của dư luận xã hội về việc tổ chức hôn lễ như thế nào, tại sao lại tổ chức như vậy, đúng ra hỗ lễ phải là như thế này thế kia. Đối với một đám cưới, lễ cưới, sự khen chê trách móc của dư luận, hai bên gia đình không đồng nhất dẫn đến những xáo trộn và cả những hiểu lầm không đáng có, Vậy nên người ta rất chú trọng đến vấn đề “ tổ chức đám cưới, lễ cưới theo đúng quy trình”.
Lễ cưới gồm có mấy quy trình?
⇒ Có thể tóm gọn một quy trình của một lễ cưới gồm 3 giai đoạn quan trọng sau đây + Chuẩn bị thiếp hồng trong lễ cưới
+ Thủ tục đăng ký kết hôn
+ Lễ xin dâu ( lễ vu quy và lễ thành hôn)
-
Quy trình chuẩn bị thiếp hồng cho đám cưới
Phần quan trọng trong lễ cưới truyền thống của người Việt có thể kể đến việc chuẩn bị thiếp hồng, khi đã xác định được ngày cưới ( sau các lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi..,.,) bạn có thể tìm hiểu tại đây : Các nghi lễ trong đám cưới của người Việt
Thì hai bên gia đình sẽ chuẩn bị thiếp hồng để gửi tin vui đến người thân, anh em bạn bè đồng nghiệp thông báo ngày vui của mình.
♦ Trong quy trình chuẩn bị thiệp báo hỷ cần chú trọng đến việc : lựa chọn loại thiệp báo hỷ sao cho phù hợp với ngày vui của mình, thiệp báo hỷ ngày nay không như ngày trước.
Thiệp báo hỷ ngày xưa thiệp báo hỷ thông thường chỉ là màu hồng và màu đỏ, chỉ in những thông tin cơ bản và hầu hết tên cha mẹ hai bên, tên cô dâu chú rễ, ngày tháng đều là tự mình ghi bằng bút mực.
Thiệp báo hỷ ngày nay đa màu sắc hơn rất nhiều : thiệp màu vàng, thiệp màu xanh, thiệp màu trắng, thiệp màu đỏ và thậm chí có nhiều cặp đôi lựa chọn thiệp báo hỷ màu đen ánh kim lạ. Và các thông tin trên thiệp được in chi tiết. Chỉ riêng phần tên khách mời mới được viết bằng tay.
Tiếp theo đó là phần mời khách : các lỗi sai xót trong cách xưng hô trong thiếp mời cũng như hình thức gửi thiếp mời rất được chú trọng. Thông thường thì sẽ do cô dâu và chú rễ đi mời bạn bè họ hàng đồng trang lứa còn các vị lớn tuổi cũng như bạn bè của ba mẹ không nên mời và cũng không nên thay mặt ba mẹ đi mời. Nên để đích thân người lớn đi gửi, trong các trường hợp bất đắc dĩ nên thưa trình lí do thay mặt để không bị chê trách.
-
Thủ tục đăng ký kết hôn
Lễ cưới sẽ được diễn ra sau khi được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
♦ Theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam , nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên đều có quyền đăng ký kết hôn nếu đó được xem là một cuộc hôn nhân tiến bộ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
♦ Sau khi ký vào giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và sổ đăng ký kết hôn thì sẽ được giao cho vợ chồng sau đó 1 tuần kể từ ngày đến đăng ký. Hôn thú – chứng nhận đăng ký kết hôn cần được cơ quan thẩm quyền xem sét, tiến hành mọi thủ tục xác nhận cần thiết mới hợp lý và hợp lệ
♣ Ngày xưa giấy giá thú – giấy hôn thú- giấy đăng ký kết hôn ngày xưa như thế nào ? Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 , sau khi làm lễ cưới thì đàn trai và đàn gái phải đến văn phòng hộ tịch tại địa phương để làm giấy giá thú cho con nếu không thì cuộc hôn nhân đó có thể bị tiêu hủy.
Và ngày nay, sẽ tổ chức hôn lễ sau khi đã đăng ký kết hôn.
3 lễ xin dâu và các nghi thức trong đám cưới được diễn ra tại hai bên gia đình
Ngày cưới của đàn gái ( lễ vu quy) đàn trai sẽ đến dự tiệc đồng thờ đem theo lễ vật bỏ trong các tráp. Tùy thuộc vào số lượng tráp theo yêu cầu của nhà gái, thường là theo vùng miền .
Tại nhà gái, buổi lễ cưới được bắt đầu với nghi thức “ làm lễ trước bàn thờ tổ tiên, bàn thờ ông bà trong ngày cưới”. Chủ hôn, người đại diện lần lượt phát biểu ý kiến. Thông thường là lời giới thiệu quan viên hai họ, lời cám ơn và lời gửi gắm của người lớn về đôi trẻ. Tiếp đó là nghi thức trao lễ vật cưới ( của hồi môn) mà đàn trai dành cho cô dâu . Lễ mời trà/ rượu của cô dâu chú rể cho bố mẹ hai bên.
** Trên thực tế, mặc dù là một sự thật không mấy đẹp đẽ nhưng hầu hết quan khách đến dự đám cưới đều sẽ rất chú ý đến từ cách cư xử, cách tổ chức buổi lễ, lời nói, hồi môn. Ít hay nhiều, dù khen hay chê người ta đều sẽ bàn tán về một đám cưới. Nếu như hình thức, quy trình tổ chức đám cưới đúng hai bên gia đình đều nở mày nở mặt, còn nếu như không hoặc có các lỗi sơ xuất thì sẽ bị những lời chê trách đàm tiếu.
Lễ rước dâu được tổ chức vào ngày thành hôn của nhà trai, thông thường mẹ của chú rễ sẽ đem theo cơi trầu têm cánh phượng sang nhà cô dâu để dón dâu về bên nhà trai cử hành lễ thành hôn.
Thông thường ngày giờ đón dâu đều sẽ được thông báo đến nhà gái để chuẩn bị cho đoàn rước dâu. Người đi rước dâu thường sẽ được chọn lọc, thông thường là cặp đôi vợ chồng hạnh phúc trong dòng họ và số người đi rước dâu phải là số chẵn.
Nhu cầu trang trí bàn thờ cưới đúng cách bạn có thể liên hệ Không Gian Gốm địa chỉ chuyên :
♦ Cung cấp lắp đặt bàn thờ cưới hỏi
♦Tư vấn phong thủy bày trí bàn thờ ngày cưới hỏi hợp lí
♦ Hỗ trợ vận chuyển lắp đặt bộ bàn thờ cưới tận nơi cho khách hàng
♦ Toàn bộ sản phẩm đồ thờ, bàn thờ cưới đều là chất liệu gốm sứ thủ công cao cấp của Bát Tràng
Địa chỉ Không Gian Gốm :
Địa chỉ 1 : Số 21 Cộng Hòa, P 04, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Địa chỉ 2 : Số 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, P. Tân Phong, Q.07, Tp. HCM
Địa chỉ 3 : Số 6 Chế Lan Viên, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. HCM