Bộ đỉnh hạc thờ cúng men rạn đắp nổi giả cổ xuất hiện trên bàn thờ của mỗi gia đình tạo nên được sự trang tôn nghiêm với không gian thờ cúng. Trong thờ cúng, sự xuất hiện của bộ đỉnh hạc mang ý nghĩa sâu sắc : là sự thành kính và tưởng nhớ mà con cháu muốn thể hiện đối với ông bà của mình.
Bộ đỉnh hạc đồ thờ men rạn S1 bao gồm một lư hương và đôi hạc đứng trên mai rùa mang ý nghĩa :
Lư hường : dùng để đốt trầm, theo quan niệm của người xưa, hương trầm tượng trưng cho sự thanh khiết, dâng trầm lên ông bà tổ tiên của mình, thể hiện được lòng thành kính , bên cạnh đó, hương trầm cũng có tác dụng xua đuổi tà khí, gia tăng sự hòa thuận và đem đến sự may mắn của gia chủ.
Đôi hạc đứng trên mai rùa : Hạc xuất thân là loài chim quý, từ bao đời nay, chúng ta luôn thấy hạc xuất hiện bên cạnh các vị thân tiên, tượng trưng cho sự cao quý. Rùa là loài vật đại diện cho sự trường thọ. Sự kết hợp của hạc đứng trên mai rùa đem đến một ý nghĩa : hài hòa và may mắn.
Dòng sản phẩm gốm sứ thờ cúng men rạn cổ đắp nổi với nét đặc trưng của một bài men cổ với những vết rạn nứt cùng chi tiết đắp nổi trên bề mặt sản phẩm tạo một cảm giác cổ kính nhưng tinh tế cho từng sản phẩm. Ở bộ đỉnh hạc thờ men rạn này người sản xuất mô tả lại hình dáng của chiếc bình rượu hồ lô mà chúng ta vẫn thường thấy, họa tiết rồng đắp nổi tinh xảo tạo nên điểm nhấn ấn tượng từ nhiều góc nhìn.
Các hoa văn họa tiết như hình rồng, phượng, hoa, mây, sóng thủy ba,… được đắp nổi hoặc khắc chìm lên đồ sành sứ, các hoa văn này sẽ được sử dụng một loại men khác để vẽ lên, có thể là men ngọc, men nâu,… hoặc có thể sử dụng 2 – 3 loại men khác nhau để vẽ lên hoa văn (ví dụ: mây dùng men ngọc để có mầu xanh, rồng và phượng dùng men nâu để có mầu vàng nâu). Sự kết hợp giữa các dòng men được người thợ Bát Tràng sử dụng nhuần nhuyễn và xuất hiện trên sản phẩm gốm sứ từ những năm thế kỷ 14.
- Hoa văn được đắp bằng tay 100% hoặc vừa đắp tay vừa làm nổi từ khuôn mẫu. Các hoa văn nổi sẽ được sử dụng một loại men khác để tạo sự khác biệt với nền men rạn, có thể kể đến các loại men khác hay được sử dụng như men nâu, men lam,… Kỹ thuật khó nhất trong dòng men rạn nổi là người thợ phải làm sao cho các loại men không lẫn vào nhau, nhưng cũng không được có khoảng cách rời nhau. Hơn nữa các loại men, mầu vẽ có nhiệt độ nung tới hạn khác nhau, do vậy rất hay gặp trường hợp men A nung tới nhiệt độ hợp lý thì men B lại chưa đạt độ ngấu về nhiệt, còn men C thì bị quá nhiệt dẫn tới cháy men,…
Thông thường trên một bộ bàn thờ tiêu vị trí của bộ đỉnh hạc thờ được thể hiện qua hình ảnh bên dưới :

Công Ty Cổ Phần Gốm Sứ Sáng Tạo Việt Nam – Nhà Sản Xuất Và Phân Phối Gốm Sứ Tâm Linh Bát Tràng giá tận gốc
=> Tuyển đại lý toàn quốc
=> Chính sách hỗ trợ vận chuyển
=> Tư vấn lắp đặt phòng thờ
Đỉnh hạc vàng gốm sứ Chu Đậu
Video sản phẩm nậm rượu thờ cúng men rạn đắp nổi giả cổ:
LƯU Ý : Vui lòng chọn chế độ Full HD hoặc 1080 để xem với chất lượng cao