Tại sao cần có lễ ăn hỏi trước khi đám cưới ?

Lễ ăn hỏi có ý nghĩa gì đối với cuộc hôn nhân của mỗi người mỗi gia đình?

Cuộc sống ngày càng hiện đại, lối sống theo phong cách phương Tây dần dần nhu nhập và rất phổ biến ở nước ta. Trong đó có cả hình thức sống thử trước hôn nhân vẫn được mọi người chấp nhận và xem đó như một chuyện rất đỗi bình thường. Tuy nhiên, cho dù mọi thứ hiện đại hơn, suy nghĩ về việc hôn nhân và các nghi lễ thoáng hơn rất nhiều, rút càng ngắn gọn càng tốt đi nữa thì “ lễ ăn hỏi” vẫn được duy trì cho tới ngày hôm nay. Lí do vì sao ? Ý nghĩa thực sự của một nghi lễ đám hỏi đối với người Việt là như thế nào ? nếu như không tổ chức ăn hỏi có được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại sao cần phải có lễ ăn hỏi trước khi đám cưới để hiểu rõ hơn về truyền thống hôn nhân giàu bản sắc văn hóa dân tộc của chúng ta.

Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn – đây là một trong các nghi lễ nằm trong quy trình hôn nhân của người Việt.

♦ Lễ ăn hỏi thường diễn ra trước đám cưới : lễ ăn hỏi là lễ thông báo chính thức cũng như thừa nhận chính thức về mối quan hệ vợ chồng của đôi bạn trẻ. Cô gái trở thành vợ sắp cưới của chàng trai và ngược lại chàng trai trở thành “ chồng sắp cưới”.

Đối với lễ ăn hỏi còn có ý nghĩa : đây là sự tôn trọng và thể hiện mình là người có gia giáo truyền thống và hiểu biết của hai bên gia đình dành cho nhau.  Nó đồng thời thể hiện sự biết ơn, kính trọng công ơn dưỡng dục của nhà trai đối với nhà gái đã nuôi dưỡng con cháu dâu họ trưởng thành như hôm nay.

Những lễ vật trong ngày đám hỏi thể hiện sự quan tâm, chu đáo và mà đàn trai dành cho cô dâu tương lai.

Nói chung lại : lễ hỏi là một nghi thức mang nhiều ý nghĩa, nó không những thể hiện được nét đẹp truyền thống đối với hôn lễ của mỗi người, mà nó còn là niềm tự hào của nhà gái đối với dòng họ, anh em bạn bè lối xóm về một “ nơi chốn” đáng để gả con gái mình đi. Lễ cưới là lễ công bố rộng rãi đối với tất cả mọi người về một cuộc hôn nhân nhưng lễ ăn hỏi lại là lời chúc phúc đầy thành tâm của những người yêu thương dành cho hạnh phúc lứa đôi .

Lễ ăn hỏi diễn ra như thế nào? Bao gồm các nghi thức nào ?

Lễ ăn hỏi có thể chia thành 2 phần quan trọng đó là : chuẩn bị trước lễ ăn hỏi và tiến hành nghi thức lễ ăn hỏi

Thông thường, thành phần tham dự lễ ăn hỏi có cô dâu chú rể và  họ hàng. Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của bạn bè thân thiết của cô dâu chú rễ hay thanh niên chưa vợ chồng để trao và nhập tráp ( tráp của người Bắc thường là số lẻ và người Nam là tráp chẵn)

Trước lễ ăn hỏi cần chuẩn bị các lễ vật như sau :

Trang phục cho cô dâu và chú rễ : ở buổi lễ ăn hỏi thường cô dâu sẽ mặc áo dài,  ó dài này có thể được mặt lại trong lễ cưới hoặc các buổi lễ sau này.  Chú rể sẽ mặc comple cà vạt. Có những cặp đôi tạo sự thoải mái hơn khi chú rể chỉ sơ- vin quần tây áo trắng .

Trước lễ ăn hỏi hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất ngày giờ tổ chức ăn hỏi cũng như số lượng tráp theo yêu cầu của nhà gái.

Các tráp thường sẽ có những lễ vật sau : trầu cau, bánh cốm, chè hạt sen hoa quả lợn quay, rượu và thuốc lá….

Bên cạnh đó, thường sẽ có tiền dẫn cưới ( tiền mặt) , tiền mặt sẽ tùy thuộc vào điều kiện cũng như  kinh tế của nhà trai.

Trang phục của dàn bê tráp thường đồng màu, được quy định theo yêu cầu của cô dâu chú rễ, thông thường là áo dài  màu đỏ hay hồng .

Đặc biệt trước ngày đám hỏi diễn ra, cả nhà trai và nhà gái đều trang trí sắm sửa lại các đồ vật cần thiết trong gia đình. Lễ hỏi diễn ra tại nhà gái trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và trước bàn thờ tổ tiên trong nhà. Vậy nên, một trong những công việc được cho là vô cùng cần thiết đó là : bài trí, trang trí lại bộ bàn thờ ông bà trong ngày cưới sao cho đúng và hợp tục lệ.

Có thể bạn quan tâm : Những kiểu bài trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới hiện nay

Nghi lễ ăn hỏi diễn ra bắt đầu từ lúc nhà trai bước chân đến cổng nhà gái. Lúc này, nhà trai sẽ xếp theo thứ tự cấp bậc trong dòng họ để đi vào,tất cả các lễ vật được bày trí đẹp vào bên trong tráp

Một trong những tập tục và nét đẹp văn hóa hay ho từ trước đến nay đó là : nhà trai sẽ xuống xe cách nhà gái khoảng 100m rồi sắp xếp các lễ nghi, đội hình cho đẹp và hợp lí hơn mới bắt đầu đi vào nhà gái.

Sau khi chào hỏi, đặt để lên bàn thờ gia tiên các lễ vật, phát biểu và chấp nhận sau đó mẹ chú rể và mẹ cô dâu cùng mở tráp quả

Trước khi được sự cho phép của nhà gái, cô dâu không được xuất hiện trong đám hỏi.

Khi cúng ông bà tổ tiên cũng như các lễ như phát bao lì xì cho dàn bê tráp, rót trà rượu mời ba mẹ hai bên, thắp nến hồng trên bàn thờ ông bà ….. thì hai bên gia đình một lần nữa thống nhất ngày rước dâu.

Cuối cùng của buổi lễ ăn hỏi Nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn (thông thường là 10 lễ vật) và khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại.

Khi nhà gái đã lại trả qua cho nhà trai, lúc này nhà trai xin phép ra về .

Thông thường lễ ăn hỏi được diễn ra trong khoảng 30 phút đến  1 tiếng đồng hồ, tuy không phải là một buổi lễ quá phức tạp nhưng nó là nét đẹp truyền thống của người Việt. Đây được xem là lễ chính thức xác nhận lời định ước thiêng liêng cũng như đảm bảo quy trình diễn ra lễ cưới được suôn sẻ nhất.

 

 

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ