Mục lục
Tết Đoan Ngọ cúng gì cho đúng truyền thống và phong thủy? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm mỗi dịp giữa năm. Vào những ngày này, người người nhà nhà sẽ chuẩn bị mâm cúng. Khác với mâm cỗ Tết Nguyên Đán và các ngày lễ khác, mâm cúng Tết Đoan Ngọ khá đơn giản. Thực chất, mâm cỗ ở 3 miền Việt nam sẽ có những điểm khác biệt. Hãy cùng Đồ thờ Bát Tràng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Đoan Dương. Ngày này được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Vì vậy, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.
Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là “tết giết sâu bọ”. Hiểu đơn giản thì đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Người dân làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ nhằm mục đích phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu.

Theo quan niệm dân gian, người dân ăn hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5 là một cách để diệt trừ sâu bọ. Vào ngày này, cần phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó là ăn trái cây cho sâu bọ chết. Ở nhiều nơi, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro hay còn gọi là bánh gio, chè trôi nước, hạt sen… để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.
Bộ bát đĩa cho mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Bộ bát đĩa men kem hoa đào trắng

Bộ bát đĩa hoa sen xanh

Bộ bát đĩa men hỏa biến

Còn rất nhiều những mẫu bát đĩa thờ khác được trưng bày và có thể dùng cho mâm cúng. Quý gia chủ có thể tham khảo để chuẩn bị cho mâm cỗ nhà mình sang trọng, đẳng cấp hơn. Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết diệt sâu bỏ. Cũng là ngày quan trọng mà mọi người cùng nhau đoàn tụ, phòng bệnh và trừ sâu bọ.
Các món cúng ngày Tết Đoan Ngọ
Theo truyền thống, mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ gồm các loại trái cây như vải, mận. Ngoài ra còn có rượu nếp, cơm rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)… Nhiều người còn cần chuẩn bị hương, hoa, vàng mã tùy vào văn hóa và phong tục của từng miền. Hãy cùng lướt qua để tìm hiểu chi tiết ba miền nước ta cúng gì vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc
- Hương, hoa, vàng mã.
- Nước, rượu nếp.
- Các loại hoa quả (mận, vải…).
- Xôi, chè.
- Bánh tro, bánh ú: được làm từ gạo nếp, ngâm trong nước tro, gói bằng lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn với đường hoặc mật.
- Cơm rượu nếp: là món đặc trưng của người miền Bắc, đặc biệt là món cơm rượu nếp cái hoa vàng bởi không phải nơi nào cũng có và ngon như ở nơi đây. Một số nơi còn có thêm cơm rượu nếp cẩm.
Những món ăn và lễ vật trên khá dễ tìm mua và có thể tự chuẩn bị. Nếu quý vị có thời gian, hãy thử dành thời gian để tự chuẩn bị các thức cúng nhé!

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung
- Hương, hoa, vàng mã.
- Nước, rượu nếp.
- Các loại hoa quả như vải, mận…
- Bánh tro, bánh ú.
- Chè kê: là món đặc biệt quen thuộc và xuất hiện trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của tỉnh Quảng Nam.
- Thịt vịt: món ăn này thường có trên mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung. Vì theo quan niệm xưa, thịt vịt có tính mát, ăn vào sẽ làm mát, giải nhiệt cho cơ thể. Thịt vịt có khả năng bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa.
- Cơm rượu: món này ở miền Trung được làm bằng phương pháp lên men cổ truyền, có hình dạng vuông vức.

Thịt vịt và cơm rượu là hai món đặc trưng trong mâm cúng người miền Trung. Hai thức cúng này tưởng chừng khó nhằn nhưng thực sự cũng không quá công phu.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam
– Hương, hoa, vàng mã.
– Nước, rượu nếp.
– Các loại hoa quả như vải, mận…
– Cơm rượu: khác với miền Trung, cơm rượu ở miền Nam không để rời mà được vo thành những viên tròn trước khi ủ. Đến khi rượu dậy mùi thì thêm nước đường vào. Ăn cảm giác giống như xôi chè ở miền Bắc.
– Bánh ú bá trạng: được làm tương tự như bánh tro nhưng to hơn một chút. Bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân, sau đó gói trong lá rồi đem đi luộc hoặc hấp chín.

– Chè trôi nước: là những viên chè tròn to được làm bằng bột nếp trắng, có nhân là đậu xanh thơm bùi. Khi ăn, ăn cùng với nước đường gừng và nước cốt dừa.
Qua những gợi ý bên trên, chắc hẳn câu hỏi: “Tết Đoan Ngọ cúng gì?” đã được giải đáp. Hy vọng bài viết đã giúp quý vị chọn được những thức cúng và lễ vật phù hợp. Nếu quý gia chủ đang phân vân trong việc chọn mua bát đĩa thì hãy nhanh chóng gọi 0938 309 713 để được tư vấn mẫu bát đĩa thờ giá xưởng nhé!
Tham khảo: Văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ