Mục lục
Cây nêu ngày tết là cây gì ?
Đối với những phong tục cổ truyền tiêu biểu của ngày tết, không thể không nhắc đến tục dựng cây nêu ngày Tết nhưng trên thực tế, đến bây giờ vẫn có nhiều người bỡ ngỡ hỏi lại “ cây nêu là cây gì? Sao Tết nhà mình không có cây nêu?. Vậy thì hẳn rằng, bạn cũng không biết ý nghĩa của việc dựng cây nêu ngày tết khá quan trọng đối với 1 năm của chúng ta như thế nào?
Cây nêu là một cây tre dài khoảng 5 đến 6 m vào trước cửa nhà trước lúc giao thừa diễn ra , trên cây nêu treo nhiều túi nhỏ trong đó đựng nhiều thứ miếng kim loại lớn nhỏ, chuông nhỏ, trầu cau hoặc ống sáo ( tùy thuộc vào từng địa phương), cây nêu thường được treo nhiều trái chuông nhỏ, khi ỏ trên cao phát ra tiếng như tiếng phong linh rất vui tai, đem lại không khí nhộn nhịp hơn cho ngày tết.
Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp hàng năm, người ta tin rằng những ngày này táo quân về trời nên ma quỷ thường xuất hiện và đến mùng 7 tết, người ta mới hạ dỡ cây nêu xuống.
Sự tích cây nêu bắt nguồn từ đâu ?
Ngày xưa, vùng đất lành bị quỹ dữ chiếm đóng, chúng ngày càng hoành hành dữ dội, chúng bóc lột sức lao động của con người, bắt người dân phải nộp lúa thóc thu hoạch cho chúng. Chúng ra lệnh “ ăn ngon cho gốc” nên những người nông dân tuyệt đường sinh sống đành phải cầu cứu đức Phật. Vì vậy ngài đã bày cách cho con người chống lại quỹ giữ.
Sau mùa đầu cống nạp hết lúa cho quỹ dữ, nông dân chỉ còn lại gốc thì đến mùa sau, nghe theo lời Phật dạy và tuân thủ nguyên tắc chúng đề ra “ ăn ngọn cho gốc” người nông dân đã trồng ngô khoai, được hưởng củ còn quỹ dữ hưởng lá và dây.
Sau lần đó chúng đổi lệnh “ ăn gốc cho ngọn” người dân nghe theo lời Phật dạy quay lại trồng lúa thì được hết mùa thu : quỹ chỉ được hưởng rơm rạ.
Tiếp đến mùa chúng đòi “ ăn cả gốc lẫn ngọn” lại lần nữa nghe lời Phật day, người nông dân trồng cây ngô ( cây bắp) và chỉ cúng nạp cho chúng cây và gốc.
Đến khi này, chúng quyết định thu lại đất đai và đuổi người nông dân ra biển, Phật lại lần nữa thương lượng và chỉ xin 1 miếng đất bằng chiếc bóng áo cà sa treo trên ngọn cây, chúng đồng ý và người dùng pháp thuật biến bống áo cà sa trải dài trên mặt đất và lấy lại được đất đai cho người nông dân.
Hằng năm, quỹ dữ vẫn lơi dụng những ngày Tết để tấn công và hòng chiếm lại đất đai nên người ta dựng cây để nhắc nhở quỹ dữ về giao ước với con người, đã cho và đồng ý cho
Ý nghĩa của cây nêu ngày tết là gì ?
Cây nêu là một trong những biểu tượng của ngày tết cùng với cây hoa mai hay hoa đào dựng cây nêu ngày Tết cho thấy xuân về ngập tràn trong và ngoài phố, báo hiệu một lễ tết đông vui an yên và sum họp lại đến.
Cây nêu dựng lên với ý nghĩa xua đuổi quỹ dữ, để chúng không thể đến gần nơi con người cư ngụ, đồng thời trở thanh biểu tượng bảo vệ sự bình yên của con người trong những ngày các vị thần về chầu trời.
Cây nêu cũng là một biểu tượng thể hiện sự giao hảo của con người đối với quỹ dữ, hàng năm con người vẫn treo những vật phẩm lên cây nêu, vừa mang ý nghĩa ngăn cản lại vừa ân huệ cho quỹ dữ có đường sống sót.
Hình tượng câu nêu ngày tết đối với mỗi dân tộc
Ngày nay, cây nêu thường mang tính biểu tượng nhiều hơn là việc cây nêu như thế nào mới chính xác, vậy nên mỗi dân tộc, việc dựng cây nêu và hình tượng cây nêu cũng khác nhau
Cây nêu ngày tết của người dân tộc Kinh
Đối với việc dựng cây nêu ngày tết, người Kin chọn những cây tre, nứa, lồ ô cao khoảng 5 đến 6 m để tỉa sạch các nhánh và lá tre, trên đó treo những thứ như : vòng tròn nhỏ bằng kim loại, các lá bùa hình bát quái, lá dứa hoặc các nhánh xương rồng, cá chép bằng giấy, giải cờ vải,…
Đối với dân tộc Kor cây nêu giống cây nêu cua người Việt, tuy nhiên họ có thêm hình thức tô tem trên đầu ngọn giáo hình con chim chèo bẻo có ý nghĩa đối với tín ngưỡng của dân tộc Kor.
Cây nêu của người Gia rai sẽ là cây nêu bằng cây gạo, trên ngọn cây chỉ treo nhiều lá bùa xanh đỏ….
Cây nêu của người Hmông lại là cây nêu bằng 2 cây mai ( một loại cây tre) đanm vào nhau cong theo hướng Tây, trên cây nêu treo nhiều mãnh vãi salanh màu đen , bên dưới treo 2 túm bắp, 1 cụm lúa và 1 quả bầu nậm đựng rượu……
Cây nêu ngày tết còn ở đâu ?
Hiện nay, tục dựng cây nêu ngày tết chỉ còn ở các vùng quê chứ thành thị thường không còn nhìn thấy nữa. Trước kia, khi chưa cấm đốt pháo, vào đêm giao thừa người ta thường đốt pháo trên cây nêu và thắp thêm 1 ngon đèn sáng trên cây nêu để soi đường cho các cụ tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu, xua đuổi những điều xấu của năm cũ và đón một năm mới tràn ngập hạnh phúc .
Cây nêu còn trong ký ức của bạn chứ?