Tục hóa vàng mã đưa tổ tiên về trời này Tết – Những quy định trong bàn thờ cúng tổ tiên, bày trí bàn thờ ngày Tết

Tục hóa vàng mã tổ tiên ngày Tết có tự bao giờ ?

Có thể nói, thời gian mà chúng ta mong chờ nhất trong năm đó chính là khoảng thời gian cuối năm, Xuân đến, Tết về trong mọi nhà. Người ta háo hức nô nức và mong chờ từng giây phút để gác lại hết tất cả mọi thứ rồi mong chờ năm mới, thời khắc trở về nhà được đón giao thừa bên cạnh người thân, quây quần bên bữa cơm tất niên cùng mọi người và hưởng trọn một mùa Xuân thật yên bình.

Tuy nhiên, người ta mong Tết, đón chờ bao nhiêu thì người ta cũng chuẩn bị tinh thần và học hỏi ông bà để thực hiện tục lệ ngày Tết bấy nhiêu. Cái Tết cổ truyền của người Việt với rất nhiều tục lệ , trong đó không thể không kể đến : Tục lễ tổ tiên trong ngày Tết, tục hóa vàng mã đưa tổ tiên về trời, tục đi lễ chùa đầu Xuân, tục cúng mâm cơm cổ truyền ngày Tết.

Trong đó, với tín ngưỡng tâm linh sâu sắc về sự sống tồn tại đằng sau cái chết kia, người Việt chú trọng nhất đến : Tục há vàng mã đưa tổ tiên về trời ngày Tết. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu : thực chất tục hóa vàng mã đưa tổ tiên về trời ngày Tết là phải thực hiện những gì? Bên cạnh đó Ngày tết, trên bàn thờ cúng tổ tiên ngày Tết cần phải có những quy định gì ?

Tục hóa vàng mã đưa tổ tiên về trời này Tết

Tục hóa vàng mã tổ tiên ngày Tết thực chất là là việc người ta đốt giấy tờ, vàng mã trên bàn thờ gia tiên sau 3 ngày Tết. Thời gian hóa vàng mã không quy định là phải vào mùng 3 hay mùng 7 hay bất cứ ngày nào, nhưng thường thì theo tục lệ và được nhiều người thực hiện, tục hóa vàng tiễn tổ tiên được thực hiện vào ngày mùng 3 Tết.

Sau 3 ngày Tết, thông thường trong mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng với đầy đủ các thành viên trong gia đình, được gọi là bữa cơm cúng hóa vàng mã. Nếu như bữa cơm giao thừa, chúng ta đã mời ông bà về ăn Tết cùng con cháu 3 ngày Tết thì bữa hóa vàng này chính là bữa cơm tiễn ông bà về lại Âm phủ.

Tục hóa vàng mã đưa tổ tiên về trời này Tết
Bàn thờ gia tiên trong ngày Tết được trang hoàng lộng lẫy 

Tục hóa vàng mã tổ tiên ngày Tết vẫn được duy trì và thực hiện cho đến ngày nay vì người ta tin rằng : nếu đốt các đồ vàng mã này ( bao gồm giấy vàng giấy bạc, vàng thoi và bạc thoỉ ) thì người chết ở bên kia mới nhận được tiền vàng cũng cần chi trả cho cuộc sống.

Những quy tắc người ta thường áp dụng kho tiếm hành Tục hóa vàng mã tổ tiên ngày Tết

+ khi tiến hành hóa vàng mã tiễn tổ tiên về trời thì vàng mã, những giấy tiền vàng được đốt theo phải để nguyên vẹn, đốt từng tờ, từng tờ một không để bị rách. Đặc biệt người ta thường có thói quen dùng một cây tre để lật những đồng tiền cho cháy hết nhưng điều đó là sai, vàng mã sẽ bị nát, không nguyên vẹn thì người chết cũng không thể nhận được

+ Việc hơ một hay nhiều cây mía tươi trên ngọn lửa hóa vàng mã nhằm  giúp cho cá cụ ( ông bà cha mẹ , ngươi lớn tuổi) có gậy mà chống về âm phủ .

+ Sau khi hóa vàng mã, nên dùng một ly rượu cúng để tưới lên tro vàng mã thì những tiền vàng chúng ta đốt cho người nhận mới không bị thất lạc được.

Tục hóa vàng mã đưa tổ tiên về trời này Tết

Tục hóa vàng mã được xem là nghi thức cung cấp lộ phí đường đi kèm theo cho người chết sau khi về dương gian ăn Tết .

Có thể bạn quan tâm đến những quy định thờ cúng tâm linh trong những ngày Tết – Bày trí bàn thờ gia tiên trong ngày Tết.

Trong những ngày Tết, trước khi thực hiện nghi thức hóa vàng mã tiễn ông bà về cõi âm thì người ta thường chuẩn bị lễ vật phẩm thờ cúng, trang hoàng bàn thờ gia tiên đẹp hơn, thay mới những cái vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ gia tiên

Tục hóa vàng mã đưa tổ tiên về trời này Tết 

Chú ý : Bát hương trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.

Mỗi năm, đến Tết, người ta cần phải thay mới tro bát hương trên bàn thờ gia tiên, thay mới tro bát hương. Không cần phải nhờ thầy cúng mới có thể thay tro bát hương, chỉ cần người trong gia đình là được.

Tham khảo thêm : cách thay tro bát hương trên bàn thờ gia tiên

Dịp cuối năm, các gia đình thông thường sẽ tổ chức một ngày dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, trong đó sắm sửa thêm nhang đèn, khói hương, thay mới các vật phẩm thờ cúng và sắm thêm. Vào dịp Tết, mọi nhà đều cố gắng trang trí và trích ra một khoảng tiềnđể mua vật phẩm thờ cúng. Tốt nhất vẫn là các vật phẩm đồ thờ bằng chất liệu gốm sứ thủ công. Đây là một trong những bộ bàn thờ gia tiên được dọn dẹp để chuẩn bị đón Tết, trông ấm cúng hơn hẳn.

Bộ đồ thờ cúng phù hợp phong thủy với người mệnh Hỏa

 

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ