Mục lục
Tục lễ ngày Tết đa dạng của người Việt
Nói đến dân tôc Việt chính là sự chung sống hòa hợp giữa các dân tộc anh em. Đất có lề, quê có thói và đó chính là cội nguồn của dân tộc nó bắt nguồn từ những điều rất rất đơn giản.
Lễ Tết là cụm từ người ta dùng để nói đến các tục lễ của ngày Tết với những quy tắc và những điều kiêng kỵ trong ngày Tết.
Bạn đã biết gì về những tục lệ trong ngày Xuân này chưa ?
Lễ động thổ: Đối với lễ động thổ rất nhiều người sẽ không biết nó chính là một trong những tập tục lễ được chú trọng vào ngày đầu năm. Lễ động thổ ở đây được thực hiện theo hình thức làng xã.
Lễ động thổ bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam. Hằng năm sau ngày mùng 3 Tết, ở các thôn làng người ta tiến hành lễ động thổ, lễ động thổ nhằm xin thổ thần cho dân làng được động thổ. Lễ vật sắm sửa cho lễ động thổ gồm hương đăng và trầu rượu, y phục và kim ngân vàng mã. Người chịu trách nhiệm cúng lễ động thổ đặt lễ vật lên “ bàn thờ” xin với thần linh. Sau lễ động thổ thì mới được cuốc xới vào đất. Ai thực hiện trước lễ động thổ sẽ bị dân làng bắt vạ
Lễ khai hạ
Lễ khai hạ : Lễ khai hạ còn được gọi là lễ hạ cây nêu ngày Tết. Ngày mùng 7 tháng giêng là ngày hạ cây nêu . Tục trồng cây nêu ngày Tết được tiến hành trước tết.
Nhân ngày hạ cây nêu, người ta còn chuẩn bị mâm cỗ để cúng gia tiên, cúng thổ công và cúng thần tài. Sau ngày lễ hạ cây nêu thì mọi hoạt động mới được bình thường trở lại.
Lễ thần nông
Lễ thần nông : Lễ thần nông tức là lễ Vua Thần Nông , mong cho mọi việc đều thuận lợi như mong muốn, mùa màng bội thu.
Trên các quyển lịch hằng năm, ta thường thấy sự xuất hiện của con trâu và một vị lục đồng dắt trâu. Đây là hình tượng của vua thần nông và nghề nông. Hình tượng mục đồng hay con trâu đều thay đổi hằng năm tùy thuộc vào sự ước đoán của cơ sở dự báo khí tượng về mùa màng năm đó tốt xấu ra sao.
Nếu như năm đó được mùa, thần nông sẽ ăn mặc chỉnh tề , còn năm nào đói kém, thần nông sẽ đi giày một chân, hấp tấp vội vã. Màu của con trâu thùy thuộc vào màu của ngũ hành theo năm : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ để có màu sắc phù hợp.
Tại các tỉnh có tục tế và rước thần nông, người ta nặng tượng trâu và thần nông có sáng vẻ và sắc thái đúng với sự ước lượng về mùa màng năm đó. Sau đó lập đài rước trâu. Lễ xong, tượng được đem đi chôn hoặc cất vào kho.
Lễ tịch điền
Lễ tịch điền hiểu một cách nôm na là lễ cày đất của nhà vua vào đầu năm để làm gương cho dân chúng. Đây là quy định do chính thần nông ban ra. Dựa theo quy định này, ở các làng xã thì do quan cai trị thực hiện lễ tịch điền . Tùy thuộc mỗi vùng có lễ tịch điền đơn giản hay long trọng khác nhau.