Tục lễ tổ tiên ngày Tết của người Việt
Tục lễ tổ tiên ngày Tết của người Việt trở thành một truyền thống đẹp, ăn sâu vào tâm thức của mỗi người. Trở thành tục lệ hằng năm, mỗi dịp Tết đều trở về nhà, sum họp đoàn tụ bên gia đình những người còn sống và lễ viếng ông bà, tổ tiên những người đã khuất.
Đối với nhiều người mà nói, Về quê ăn Tết trở thành cái gì đó đẹp đẽ, mộc mạc, đơn sơ nhưng chứa đựng cả ký ức tuổi thơ, cả một trời mong ngóng. Trong cái Tết, bên cạnh những niềm vui thì còn cả những trách nhiệm và cả những ý thức về cội nguồn bên trong mỗi người.
Trong mỗi nhà, đều có một bàn thờ tổ tiên, ông bà ( còn được còn là ông Vải) – bàn thờ là sợi dây kết nối và tưởng nhớ của người sống với người chết. Bàn thờ gia tiên là một thế giới thu nhỏ dành riêng cho người đã khuất, trước bàn thờ diễn ra nghi thức thờ cúng, bái viếng người đã khuất.
Chuẩn bị, bày trí bàn thờ gia tiên như thế nào cho tục lễ tổ tiên ngày Tết ?
Tùy theo mỗi vùng miền, cách trang trí và lắp đặt bàn thờ trong mỗi nhà đều khác nhau. Nhưng trên cơ bản, hầu hết các bộ bàn thờ gia tiên trong mỗi nhà đều sẽ có : 3 Bát hương tượng trưng cho tinh tú – là nơi dâng hương cúng thờ , 1 cặp đèn cầy thờ cúng tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. 3 bát hương để thẳng hàng , đằng trước bát hương để cặp đèn cầy và một ngai nước thờ cúng ( đựng nước sạch)
Ngày Tết, người ta thường trang trí thêm trên bàn thờ những cây bông, cây hoa bằng vàng hoặc hoa cúc giấy để bàn thờ trở nên sáng và sang trọng hơn.
Phía sau 3 bát hương trên bàn thờ người ta đặt một mâm bồng thờ dùng để đặt trái cây và bày ngũ quả thờ cúng ngày Tết. Và khi trở về nhà vào dịp Tết, trước hết mọi người đều bước đến bàn thờ gia tiên, thắp nhang bái lạy lễ tổ tiên sau đó mới tính đến những điều khác. Vậy mới thấy, nghi thức, truyền thống thờ cúng, bái lạy và những phép tắc trong thờ cúng đối với người Việt rất được chú trọng
Tham khảo thêm : Mua đồ thờ gốm sứ tâm linh tại Đà Nẵng