Mục lục
Lời nói đầu
Tín ngưỡng Thờ Thần Đất là một tín ngưỡng rất phổ biến đối với cư dân người Việt bên cạnh tín ngưỡng thờ thần tài. Vì sao ?
⇔ Đất là nơi con người sinh sống lao động và sản xuất, đất đem lại những nguồn lợi phục vụ lớn cho đời sống của con người. Và dĩ nhiên tâm lí của chúng ta điều gì đem lại lợi nhuận cũng khiến chúng ta chú trọng đến vậy nên các lực lượng siêu nhiên tượng trưng cho đất rất giúp ích cho con người được xem trọng.
Vị thần cai quản đất đai được gọi là thần Thổ Địa và việc thờ cúng vị thần Thổ Địa này ở từng vùng miền khác nhau cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên đối với vùng đất Nam Bộ của chúng ta, phong tục tờ thần tài thổ địa có nhiều nét độc đáo bởi sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa truyền thống của tổ tiên với những điều kiện về kinh tế – xã hội của vùng đất mới. Hãy cùng khám phá tục lệ đã ăn sâu vào truyền thống văn hóa của người Việt như thế nào ?
Tục thờ ông Địa của người Nam Bộ là tục lệ như thế nào ?
Chúng ta thường thấy “ bàn thờ ông địa được đặt chung với bàn thờ ông Thần Tài trong mỗi gia đình, trong mỗi cửa hàng kinh doanh buôn bán” chứ người ta không thờ riêng Ông Địa hay thờ riêng ông Thần Tài. Bộ đôi Thần Tài Thổ Địa đi chung.
Nói đến sự ra đời của việc này bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của người Hoa. Thần là Thổ Địa, tức là Phước Đức Chánh Thần, thuộc tín ngưỡng của cư dân nông thôn. Theo như ngũ hành thì Thổ sinh Kim ( đất sinh kim loại) nên Thổ Địa Thần được đồng nhất với Tài Thần
Có phải thần Thổ địa nào cũng như nhau ?
∇ Thổ Địa Phước Đức Chánh Thần còn được gọi là thần cai quản xã thôn tương đương với Thành Thần Hoàng Bổn cảnh của Việt Nam.
+ Thần Thổ Địa cấp cao nhất được gọi là Thổ Vương ( tùy mỗi địa phương có thể có tên gọi khác nhau như Thổ Kỳ, Địa Kỳ hoặc Hậu Thổ)
+ Thấp hơn 1 bậc là là Thần Thổ Chủ ( có khi được gọi là Thổ Thần )
+ Cấp thấp nhất là cấp chủ quản của một xóm và được gọi là Thổ Địa
- Và Thần Thổ Địa của người Hoa khác với người Việt là được thờ theo cộng đồng chứ không có ý nghĩa ngự trị trong một gia đình như tại người Việt.
+ Người Việt đã tiếp thu thuyết phong thủy học và ngũ hành trong đó cụ thể là Thổ Sinh Kim nên việc kết hợp này đã tạo nên rất nhiều những lợi ích : được hiểu là kiểu đất đai sinh vàng bạc và của cải vật chất vậy nên cả hai vị Thần đều có sức đem lại của cải vật chất cho dân chúng. Chính vì vậy, cả hai vị Thần gắn liền với nhau.
∅ Thần Đất là ông địa được xem là vị thần quan trọng nhất trong ngôi nhà, trong gia đình của chúng ta. Thổ Địa hay còn gọi là Ông Địa là thần bảo hộ của cư dân cư trú trên một khu đất không có giới hạn. Vậy nên việc một vị thần Thổ Địa vừa có thể là gia thần của con người và vừa làm gia thần của các vị Thần khác.
∅ Thổ Thần và Thổ Địa đều là thần Đất. Tuy nhiên, Thổ Thần cai quản đất đai xung quanh vườn tược của con người và Thổ Địa cai quản trong mỗi ngôi nhà. Nói một cách nôm na và dễ hiểu nhất chính là : Thổ Địa giữ nhà và Thổ Thần giữ Đất .
∅ Tục thờ Thần Tài Thổ Địa bắt nguồn từ việc chịu ảnh hưởng văn hóa cùng với những yếu tố khác , tác động của cả nội sinh và ngoai sinh mang đến cho tín ngưỡng này những đặc trung hết sức riêng biệt. .
Hình tượng của ông Địa trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt như thế nào?
♣ Ông Địa xuất hiện trong tín ngưỡng dân gian của người Việt dưới nhiều hình tượng khác nhau như : tượng, tranh ảnh, tranh thờ và có cả hình tượng ông địa trong các dạng biểu diễn nghệ thuật như ông địa trong tục mua lân của ngườ Việt ,Ông Địa trong tuồng hài Địa – Hàng …,,
Cho dù xuất hiện ở các hình dạng khác nhau đi chẳng nữa thò hiwnhf tượng ông địa của người Việt vẫn có những nét đặc trưng cơ bản sau đây :
+ Ông Địa của người Việt là một người đàn ông Trung niên, khác với Ông địa của người Hoa là một ông lão râu trắng bạc phơ
+ Ông Địa của người Việt là một người đàn ông to béo đầu hói hoặc trọc hình dáng ông Địa thường là đầu trọc , bụng bự vú to, đôi lông mày cong, má hồng đào đôi môi đỏ, để trần phanh ngực , gương mặt phúc hậu, miệng cười hả hê , đầu chít khăn chéo. Tượng ngồi chân co chân duỗi và hay dựa lưng, trông toát lên vẻ hào sảng
⇔ Hình tượng ông Địa thường làm bằng chất liệu đất nung và tốt nhất là tượng gốm sứ thủ công Bát Tràng . Tượng Ông Địa một tay cầm quạt và một tay ông thỏi vàng tượng trưng cho sự giàu có . Khi thì xuất hiện một tay cầm quạt, một tay ôm nén vàng , khi khác thì một tay đặt lên đùi, một tay ôm nén vàng hoặc cầm quạt.
Có đôi lúc, ông Địa xuất hiện với hình tượng rất đời thường : một tay cầm quạt và một tay câm điếu thuốc vì vậy trong tục thờ Thần Tài Thổ Địa người ta thường cúng cà phê và cúng một điếu thuốc vào buổi sáng.
Bạn có quan tâm : Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa bao nhiêu tiền ?
Vì truyền thống văn hóa của người Việt nói riêng và Đông Nam Ấ nói chung, Đất là Mẹ do có khả năng sinh sản và nuôi dưỡng mọi sinh vật trên mặt đất giống với khả năng sinh sản của người mẹ. Vậy nên các đặc điểm chung trên khuôn mặt ông với nhiêu đặc điểm của tượng Ông Địa cho thấy mang nhiêu dáng dấp của người phụ nữ và rất phù hợp
Nguồn gốc thờ cúng ông Thần Tài Thổ Địa được bắt nguồm từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng chủ yếu được truyền lại từ đời xưa, ông bà và cha mẹ chúng ta, mua từ “ đồ thờ tâm linh” về thờ, được tặng từ bạn bè và người thân, thỉnh hoặc rước ở nhà chùa và bạn tin không? Thậm chí có thể lấy cắp từ nhà người khác về thờ .
Bày trí thờ cúng ông Thần Tài Thổ Địa như thế nào ?
Trong truyền thống thờ cúng của người Việt, người ta thờ Ông Thần Tài Thổ Địa trên nền đất, và đặt sát đất thường là hướng quay đầu ra cửa chính, bên trái hay bên phải nhà tùy thuộc vào thiết kế của ngôi nhà. Trang thờ ông Địa có thể đặt ở bất cứ nơi đâu trong phòng khách mà gia chủ thấy thuận tiện nhưng thông thường các cửa hàng hoặc các gia đình đặt ông địa hướng cửa chính như vậy mới có thể bao quát cả gia đình, cai quản tiền tài được.
Nhìn chung thì bày trí bàn thờ ông Địa chỉ cần sạch sẽ thoáng đãng là được không cần quá cầu kỳ. nhưng cần một bàn thờ Thổ Địa vững chãi, không có bấp bệnh sẽ gặp khó khăn trong vận hành hanh thông.
Đặt Ông Địa trên mặt đất có ý nghĩa gì ?
◊ Trong trang thờ ông Địa được đặt sát mặt đất có ý nghĩa : ngụ ý đặt vị thần này gần với môi trường quen thuộc này “ sẽ như cá gặp nước “ trong trường hợp này sẽ khiến tài vận của gia chủ trở nên tốt hơn và ông Thần Tài cũng phát huy hết những quyền năng nhiệm màu của mình nhằm phù hộ cho gia chủ nhiều hơn.
◊ Càng ngày, ông địa không chỉ được thờ tại gia đình nữa mà phải “ thân chinh” ra tận nơi làm ăn của gia chủ như : công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp lớn nhỏ, cửa hàng tạp hóa và cả những cơ sở kinh doanh lề đường.
◊ Điều này theo quan điểm của gia chủ ông Địa có khả năng quan sát mọi thứ trong gia đình “ thu hút” tài khí và khách hàng của mình như thế sẽ hiệu quả hơn việc chỉ thờ ông Địa ở nhà.
Bày trí bàn thờ Thần Tài Thổ Địa như thế nào?
Việc bày trí và cúng Thần Tài Thổ Địa không có một quy định nào hết, vậy nên không cần câu nệ lễ tiết lễ vật hay nghi thức nòa. Tùy thuộc vào không gian thờ cúng, bàn thờ Thần Tài Thổ Địa to hay nhỏ mà thôi . Tuy nhiên, cơ bản thì bàn thờ Thần Tài Thổ Địa cơ bản được bày trí theo phong thủy như sau để có thể “ đem đến tài lộc hơn”.
Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa như thế nào ?
Ông Địa và Thần Tài được cúng quanh năm , sớm tối thắp nhang những vật phẩm dâng cúng cho ông thường là trái cây ( phổ biến nhất là chuối chín) chè bánh ngọt, cà phê, cà phê sữa, thuốc đã châm và củ tỏi tươi.
Nếu cúng ông Thần Tài Thổ Địa thức ăn mặn gà luộc, gà quay vịt quay, bánh bao và tam sên (thịt heo, tôm và trứng)
Đối với những gia đình kinh doanh và buôn bán, họ cúng Ông Địa vào lúc sáng sớm . Trước cúng sau đó ăn , đây là một nghi thức tâm linh lịa là một thói quen “ cho ông Thần Tài Thổ Địa ăn vào sáng sớm”. Có no nê mới có đủ sức lực để thu hút tiền tài cho gia chủ.
Tại sao người ta cúng tỏi trên bàn thờ Ông Địa?
Cúng tỏi là một đặc điểm thờ cúng Ông Địa giúp nhận dang tín ngưỡng thờ Thần Tài Thổ Địa trong dân gian :
+ Cúng tỏi giúp ông Địa trừ tà , giúp Ông Địa không bị ma quỹ quấy nhiễu và nhất là không bị chúng dụ dỗ. Đặc biệt trong kinh doanh mua bán dễ mắc sai lầm không tỉnh táo
+ Ngoài ra một ít tín đồ cúng tỏi nhẳm giữ chân Ông Địa , trong quan nệm cho rằng ông là một vị thần Thực Dụng.
Lời Kết
Ông Địa đã có nhiều biến đổi trong ngày nay, tín đồ thờ ông Địa ngày càng nhiều và hầu như từ Nam Ra Bắc tronbg bất cứ gia đình nào thì cũng sẽ có một bàn thờ Ông Địa . Chức năng của vị thần này được quy định bằng chính nhu cầu và hình thức của người thờ.
Ngoài ra, hiện nay người ta đã chú ý và chú trọng đến việc lựa chọn tượng thờ Ông Địa đúng với tính chất phong thủy dân gian để phát huy tối đa hình thức thờ cúng. Vị Thần này đã có mặt trong mọi khía cạnh đời sống của người dân Việt cả vật chất lẫn tinh thần.