Văn khấn trong ngày cưới gả – văn yết cáo gia tiên ngày cưới

Lễ yết cáo gia tiên là lễ gì ?

Khi hai bên gia đình quyết định để cho đôi trẻ nên duyên vợ chồng và tất bật chuẩn bị lễ đính hôn gồm ( lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới). Vào những ngày tiến hành các lễ kia thì cả nhà trai và nhà gái đều phải làm  lễ yết kiến gia tiên ( làm lễ trước bàn thờ ông bà ).

Công việc đầu tiên cần chuẩn bị cho việc yết cáo gia tiên đó là các gia đình sắm sang sửa lễ vật và bày trí bàn thờ gia tiên sao cho đúng cách trong ngày cưới  và tiến hành lễ yết cáo theo ngày giờ đã quy định 

 

Ý nghĩa của văn yết cáo gia tiên

Tự cổ chí kim hôn nhân bao giờ cũng được xem là việc quan trọng của đời người, cứ đến tuổi “ trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” nếu như  ai chưa chịu yên bề gia thất là đều bị nội ngoại dòng họ hai bên nhắc nhở. Khi hai bên gia đình quyết định chấp nhận cho đôi trẻ lấy nhau và tiến hành các nghi thức trong hệ thống tục lễ cưới hỏi của người Việt. Làm lễ gia tiên, văn yết cáo gia tiên và trình về sự chấp thuận của hai bên, đôi bạn trẻ chính thức về chung một nhà, tù nay gia đình có thành viên mới. Ông bà có thêm một người cháu dâu cháu rể.

Tục lệ truyền thông làm lễ yết kiến gia tiên còn thể hiện tinh thần, đạo hiếu “ uông nước nhớ nguồn của con cháu đối với ông bà của mình”

Lễ vật yết kiến gia tiên gồm có gì ?

Ngày lễ chạm ngõ, gia đình nhà trai làm mâm cơm mặn xôi gà dâng lên cúng gia thần , gia tiên để báo cáo về việc trọng đại của người con trai.

Lễ vật mà nhà trai đem qua nhà gái bao gồm một cơi trầu ( 12 mớ trầu) , mứt sen trà rượu và thuốc lá  … tùy thuộc vào đuêù kiện của mội gia đình. Sau khi nhà chú rể đem lễ vật qua, bố cô dâu đón nhậm rồi đem lễ vật lên bàn thờ ông bà ông bà sau đó thắp nhang cúng trình báo về việc hệ trọng của con gái.

Lễ ăn hỏi: Nhà gái nhận lễ ăn hỏi của nhà trai gồm: Trầu, cau, trà, rượu, thuốc lá, bánh cốm, bánh phu thê (xu-xê) theo yêu cầu của mình rồi đặt lên bàn thờ cúng Gia Thần, Gia Tiên. Sau lễ ăn hỏi nhà gái đem chia lễ ăn hỏi cho họ hàng, bạn bè, người thân, cơ quan. . . Khi chia lễ ăn hỏi người chia lễ đưa thiệp mời dự đám cưới có ngày giờ đã chọn.

Lễ cưới được tổ chức vào ngày lành tháng tốt do hai bên gia đình chọn đều  phải chọn ngày làm yết cáo gia tiên

Khi gia đình có hỷ sự: trai lấy vợ, gái gả chồng, nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ yết cáo Gia Thần, Gia Tiên sau khi dâng lễ.

Bài văn khấn gia tiên ngày cưới – văn khấn ngày cưới

Sau khi đã vào nhà gái nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới  thiệu nhau, sau một tuần trà, đại điện nhà trai đứng dậy có lời phát biểu với nhà gái xin chính thức được rước cô dâu về. Nhà gái đáp từ (đáp lễ). Sau khi được các người lớn tuổi cho phép, chú rể mới được vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu và cùng cô đâu đến trước bàn thờ thắp nén hương, sau đó ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên. Cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương, về đạo lý vợ chồng. Vị đại điện nhà trai đáp lời thay cho chú rễ và xin rước dâu lên xe. Nhà gái cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới. Trước đây, khi xe hoa (đâm rước dâu) về tới của, nhà trai đốt pháo mừng.

Hiện nay, không có pháo nữa, mọi người phải thế vào đó bằng cách khỏi nhạc để tạo không khí vui vẻ, long trọng để nghênh tiếp cô dâu và nhà gái. Đầu tiên, cô đâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương lễ gia

Lề ăn hỏi: Nhà gái nhận lễ ăn hỏi của nhà trai gồm: Trầu, cau, trà, rượu, thuốc lá, bánh cốm, bánh phu thê (su xê) theo yêu cầu của mình rồi đặt lên bàn thờ cúng Gia Thần, Gia Tiên. Sau lễ ăn hỏi nhà gái đem chia lễ ăn hỏi cho họ hàng, bạn bè, người thân, cơ quan. . . Khi chia lễ ăn hỏi người chia lề đưa thiệp mời dự đám cưới có ngày giờ đã chọn.

Lề cưới được tổ chức vào ngày lành tháng tốt do hai bên gia đình chọn.

Khi gia đình có hý sự: trai lấy vợ, gái gả chồng, nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ yết cáo Gia Thần, Gia Tiên sau khi dâng lễ, thắp hương thì khấn:

3) Văn khấn cưới gả – văn khấn tiên ngày cưới

♦ Nam mô a di Đà Phật!

♦ Nam mô a di Đà Phật!

♦ Nam mô a di Đà Phật!

♦ Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

♦ -Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

♦ Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa,ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

♦ Con kính lạy tiên họ ……. chư vị Hương linh.

♦ Tín chủ (chúng) con là: ……..

♦ Ngụ tại:… .. .. .

♦ Hôm nay là ngày ………..

♦ Tín chủ con có con trai (con gái) kết duyên

cùng …………….

Con của ông bà ……..

Ngụ tại ……

♦ Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lê vật, gọi là theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cần, trước linh toạ Ngủ tự Gia thần chư vị Tôn linh, truớc linh bài liệt vị gia tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu: Phúc tổ đi lai,

♦ Sinh trai có vợ (nếu là nhà trai),

♦ Sinh gái có chồng (nếu là nhà gái)

♦ Lễ mọn kính dâng,

♦ Duyên lành gặp gỡ,

♦ Giai lão trăm năm,

♦ Vững bền hai họ,

♦ Lễ mọn kính dâng.

♦ Duyên lành gặp gỡ.

♦ Giai lão trăm năm, Vững bền hai họ,

♦ Nghi thất nghi gia, Có con có của.

♦ Cầm sát giao hoà, Trông nhờ phúc Tổ.

♦ Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được phù hộ độ trì.

♦ Nam mô a di Đà Phật!

♦ Nam mô a di Đà Phật!

♦ Nam mô a di Đà Phật!

 

 

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ