Ý nghĩa của điển tích tam cố thảo lư – Tam quốc diễn nghĩa

Ý nghĩa của điển tích tam cố thảo lư - Tam quốc diễn nghĩa

Tam cố thảo lư là một điển tích được nhắc đến rất nhiều trong văn hóa Trung Hoa và phương Đông. Nó xuất hiện đa dạng trong tranh họa và trang trí nghệ thuật. Vậy ý nghĩa của điển tích này trong cuộc sống hàng ngày là gì? Hãy cùng Không Gian Gốm khám phá thêm thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây!

Ý nghĩa của điển tích tam cố thảo lư - Tam quốc diễn nghĩa
Điển tích tam cố thảo lư trong Tam quốc diễn nghĩa

Điển tích tam cố thảo lư

Lưu Bị đi gặp Gia Cát Lượng lần 1

Vào cuối thời Hán, giặc Huỳnh Cân (giặc khăn vàng) nổi dậy. Thiên hạ đại loạn. Tào Tháo soán ngôi vua. Tôn Quyền chiếm được Đông Ngô. Lưu bị là tôn thất nhà Hán, nghe theo lời Từ Thứ (là người Trường Xá, đất Dĩnh thời Tam Quốc, là một mưu sĩ nổi danh). Mang theo lễ vật cùng Quan Vũ, Trương Phi đến Ngọa Long Cương ở Long Trung (Nay thuộc thành phố Nam Dương, Hà Nam) để thỉnh Gia Cát Lượng về giúp sức. Lưu Bị cùng với hai em đến nơi thì nhằm ngay lúc Gia Cát Lượng đi du ngoạn. Vì vậy Lưu Bị chỉ còn cách mang thất vọng trở về.

Lưu Bị đi gặp Gia Cát Lượng lần 2

Không bao lâu sau, Lưu Bị lại cùng với Quan Vũ và Trương Phi đội gió đạp tuyết mà đến thỉnh lần thứ 2. Không ngờ Gia Cát Lượng đi nhàn du vẫn chưa về. Trương Phi vốn không muốn đến. Thấy Gia Cát Lượng không có ở nhà liền thúc giục đòi về. Lưu Bị chỉ còn cách để lại một phong thử. Tỏ ý kính trọng Gia Cát Lượng và muốn mời ông giúp sức. Cứu vãn cục diện suy vong của nước nhà.

Lưu Bị đi gặp Gia Cát Lượng lần 3

Qua một thời gian sau đó, Lưu Bị trai giới 3 ngày. Chuẩn bị đi thỉnh Gia Cát Lượng lần thứ 3. Quan Vũ nói Gia Cát Lượng bất quá chỉ là một người có hư danh chứ không có thực tài. Cần gì phải phí công vô ích khó nhọc đi cầu như vậy. Trương Phi lại chủ trương để một mình ông đi kêu thôi, nếu không chịu tới thì lấy dây trói gô lại mà khiêng về. Lưu Bị trách Trương Phi một trận rồi cùng hai người đi thỉnh Gia Cát Lượng lần thứ 3. Khi đến nơi thì thấy Gia Cát Lượng đang ngủ say. Lưu Bị không dám làm kinh động ông. Liền đứng bên ngoài chờ cho tới khi Gia Cát Lượng thức dậy, mới vào bàn chuyện với ông.

Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị một lòng vì nước. Lại còn thành khẩn mời ông ra giúp sức. Bèn đem hết sức lực của mình ra giúp Lưu Bị kiến lập lại nhà Thục Hán.

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” nhân chuyện Lưu Bị ba lần đi thỉnh Gia Cát Lượng mà gọi là “Tam cố thảo lư” – ba lần tới nhà cỏ. Trong “Xuất Sư Biểu” nổi tiếng của Gia Cát Lượng cũng có một câu: “Tiên đế không coi thần là thấp hèn, mà tự cúi mình ba lần đến nhà cỏ,…” Do đó, người đời sau thấy ai đi mời thỉnh người mà họ kính trọng trong giúp việc, và mời luôn mấy lần. Bèn dẫn dụng câu thành ngữ “Tam cố thảo lư” này để chỉ sự khao khát và thành khẩn của người đi mời thỉnh. Cũng là ý không thẹn cúi mình cầu người tài giỏi.

Ý nghĩa của điển tích tam cố thảo lư - Tam quốc diễn nghĩa
Lưu Bị đi thỉnh Gia Cát Lượng 3 lần

Ý nghĩa của tam cố thảo lư

Tam cố thảo lư đã trở thành biểu tượng tượng trưng cho hình mẫu lãnh đạo xuất sắc. Đại diện cho những người có tầm nhìn rộng, tài năng vượt trội và sự sáng suốt. Câu chuyện về việc Lưu Bị chiêu mộ người tài vào thời kỳ của mình mang theo nhiều bài học quý báu dành cho các doanh nghiệp. Tìm kiếm và đào tạo những tài năng xuất chúng đã trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng. Định đoạt thành công của các tổ chức kinh doanh và tập đoàn kinh tế.

Hiện nay, tam cố thảo lư đã được tích hợp một cách đa dạng vào các sản phẩm phong thủy và trưng bày nghệ thuật. Điều này tạo nên một lựa chọn tuyệt vời cho việc tặng quà cho cấp trên, đối tác và đồng nghiệp. Biểu tượng này tượng trưng cho tầm nhìn toàn diện và khả năng nhìn xa trông rộng. Nó mang theo ý nghĩa mong muốn về việc tiến xa trong sự nghiệp và thăng tiến về công danh.

Ý nghĩa của điển tích tam cố thảo lư - Tam quốc diễn nghĩa
Ý nghĩa của điển tích tam cố thảo lư – Tam quốc diễn nghĩa

Xem thêm: Khổng tước khai bình – Phúc điểu khai lộc trong phong thủy

Hình ảnh tam cố thảo lư trên gốm sứ

Không chỉ có ý nghĩa ở văn hóa Trung Hoa. Tại Việt Nam, biểu tượng này cũng được áp dụng rộng rãi. Đặc biệt, nó xuất hiện trong nhiều tác phẩm đĩa phong thủy. Đĩa sứ mang hình tượng tam cố thảo lư trở thành một trong những sự lựa chọn ưa thích. Điều này không chỉ bởi vẻ đẹp mang tính lịch sử. Mà còn vì sâu sắc ý nghĩa và vẻ đẹp thẩm mỹ. Nó đem đến sự kết hợp tinh tế giữa tinh thần hiện đại và vẻ đẹp cổ điển. Làm tôn lên không gian trưng bày một cách tinh tế.

Để tìm mua những vật phẩm phong thủy có vẽ họa tiết tam cố thảo lư. Bạn có thể tham khảo tại Không Gian Gốm. Hiện nay, Không Gian Gốm là một trong những đơn vị sản xuất gốm sứ hàng đầu tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Với hơn 10 năm trong nghề, Không Gian Gốm sẽ đem lại cho bạn những sản phẩm gốm sứ tinh xảo và chất lượng nhất.

Trên đây là những chia sẻ của Không Gian Gốm về điển tích tam cố thảo lư. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại sẽ giúp ích cho bạn và gia đình. Cũng như biết thêm về ý nghĩa và văn hóa nhân loại. Nếu bạn muốn mua các sản phẩm có hình họa tiết này, hãy liên hệ với Không Gian Gốm qua hotline 0938 309 713 để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ