Mục lục
Mâm cúng Vua Hùng là cơ hội để mỗi người hồi tưởng về thời kỳ dựng nước và giữ nước. Đó là khi các gia đình cùng tụ họp lại để chuẩn bị các món cúng dâng lên vua hùng. Không khí mà các thành viên trong gia đình chia nhau gói bánh chưng, giã bánh giầy. Không khí mà mọi người tất bật chuẩn bị cho mâm lễ Vua Hùng được đầy đủ. Không khí ấy chỉ có một lần trong năm vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vậy, bánh chưng bánh giầy và mâm cúng 18 đời Vua Hùng có ý nghĩa gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc của ngày giỗ Tổ Hùng Vương
mỗi Quốc gia đều có truyền thuyết riêng về nguồn gốc của mình và người dân Việt cũng có truyền thuyết riêng. Truyền thuyết “Con Rồng cháu tiên” kể lại, Vua lạc Long Quân đã gặp Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, bọc trăm trứng này đã nở ra một trăm người con – chính là tổ tiên của người Việt. Sau này, năm mươi người con theo cha về miền núi, 50 người con theo mẹ xuống biển, chia nhau trị vì và nếu gặp hiểm nguy thì giúp đỡ nhau.

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Ngài đã phong con trưởng là Hùng Vương nối ngôi làm Vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú). Trải qua 18 đời vua Hùng đã xây dựng nên nền tảng văn hóa dân tộc Việt hào hùng, bất khuất và giàu truyền thống yêu nước.
Mâm cúng Vua Hùng cơ bản
Nếu là mâm cỗ chay thì bạn cần có hai lễ vật quan trọng là bánh chưng và bánh dày. Những món cơ bản được dâng lên các Vua Hùng có thể kể đến: bánh chưng, bánh giầy, cơm tẻ. Những món này gắn liền với thời kỳ Hùng Vương, bánh chưng, bánh giầy là sản vật, trong khi cơm tẻ là nhờ Vua Hùng dạy dân cấy lúa mà có. Có nếp có tẻ, mâm cơm ngày giỗ Tổ mới đầy đủ âm dương, tượng trưng cho sự phồn thịnh của đất nước.

- 18 chiếc bánh dày
- 18 chiếc bánh chưng
- Nước
- Cau
- Trầu
- Rượu
- Hương hoa
- Ngũ quả

18 chiếc bánh tượng trưng cho 18 đời vua Hùng đã có công xây dựng và giữ gìn đất nước. Theo quan niệm của dân gian, 2 loại bánh này tuy đơn giản nhưng nó lại ẩn chứa ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Ý nghĩa của bánh chưng và bánh giầy trong mâm cỗ
Bánh chưng, bánh dày là những loại bánh này có từ lâu đời. Hai loại bánh gắn với tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng của người Việt. Vì thế, khi cúng giỗ Tổ thì người Việt ta không thể bỏ qua bánh chưng và bánh giầy. Mỗi loại bánh có hình thức riêng, cân bằng giữa vuông và tròn, giữa sự ổn định và chuyển động. Tuy nhiên, cả hai loại bánh truyền thống này đều mang ý nghĩa sâu sắc về văn hoá dân tộc.
Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, bánh hình vuông tượng trưng cho đất. Hai loại bánh ấy được vua Hùng đặt tên là bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng thuộc hệ âm, có góc cạnh, hình khối cụ thể. Bánh chưng tượng trưng cho đất, hoa cỏ, cây cối nên có màu xanh. Bên trong có nhân thịt và đậu xanh.

Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng trời là dương. Cặp bánh thể hiện cho triết lý âm – dương. Hay bánh chưng là âm tượng trưng cho mẹ. Bánh giầy là dương tương xứng với cha. Vì thế bánh chưng, bánh giầy được dùng để cúng tổ tiên và trời đất. Thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước.

Theo dân gian, sự vuông – tròn của 2 thứ bánh này nói lên biết bao sự tốt đẹp. Đó là sự gắn bó, thủy chung của tình nghĩa vợ chồng. Đồng thời còn là đạo lý làm con nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Bày mâm cúng Hùng Vương tại nhà
Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ thì mọi người nên sắp xếp lên bàn thờ cho tươm tất. Sau đó mới tiến hành thắp hương và đọc bài văn khấn. Lễ vật thờ cúng giỗ tổ Hùng Vương thường rất đa dạng, tùy thuộc vào vùng miền và điều kiện mỗi gia đình. Một số món cơ bản thường có để dâng lên các vị vua Hùng đó là bánh chưng, bánh giầy, cơm tẻ… Còn lại, gia đình có thể chuẩn bị xôi gấc, gà luộc. Trong đó, bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời đất, cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài. Cơm tẻ là lương thực xuất phát từ thời vua Hùng và được truyền dạy lại cho người dân.
Xem thêm: Cúng mùng 10 tháng 3 tại nhà tươm tất và ý nghĩa
Khi bày biện, bạn nên đặt bát nước chấm hình tròn ở giữa. Bốn góc đặt 4 bát cơm tẻ để thể hiện sự hòa hợp với đất trời, giao hòa của âm dương. Ngoài ra, gia đình có thể chuẩn bị thêm hương, hoa, trầu cau. Đặt thêm muối gạo và 1 ly nước sách để hoàn thiện mâm lễ.

Đối với cỗ mặn, bạn có thể chuẩn bị thịt heo, thịt bò, thịt dê cùng những món ăn từ các loại thịt khác. Tùy từng điều kiện gia đình mà mâm lễ có thể khác nhau. Song quan trọng nhất vẫn là thành tâm của gia đình. Mâm cúng Vua Hùng đơn giản không cầu kỳ. Chủ yếu vẫn là tấm lòng của hậu duệ dâng lên các Vua Hùng.
Mua đồ thờ chuẩn bị mâm cúng Vua Hùng
Ngày Quốc Giỗ trọng đại của dân tộc cần được chuẩn bị thật cần trọng và tươm tất. Đối với mâm cúng mặn, nhiều gia đình sẽ chọn cúng gà luộc. Bên cạnh đó sẽ là những bánh chưng và bánh giầy. Đối với gà luộc, quý gia chủ nên chuẩn bị riêng một bát thuyền chuyên dùng cúng gà nguyên con. Bát đựng gà có dáng thuyền, lòng sâu, có đế cao để đặt gà được chắc chắn. Với bát thuyền, mâm cúng sẽ trở nên ngay ngắn và chỉn chu hơn bao giờ hết.

Đến ngay Không Gian Gốm Bát Tràng để được tư vấn mẫu bát gà đẹp dùng cho mâm cúng Vua Hùng nhé! Hệ thống cửa hàng Không Gian Gốm còn có nhiều mẫu bát đĩa hoa mặt trời men trắng thích hợp dùng cho đựng các món cúng. Gọi hotline 0938 309 713 để được tư vấn chọn bát thuyền và bộ mâm bát gốm sứ Bát Tràng cao cấp nhé!