Ý nghĩa nguồn gốc của nhẫn đính hôn?

Lễ đính hôn không phải là lễ cưới truyền thống của người Việt, tuy nhiên lễ đính hôn có ý nghĩa khá quan trọng và ngày nay nhiều cặp đôi sống theo phong cách phương Tây, chỉ cần đính hôn và chung sống với nhau như vợ chồng.

Lễ đính hôn là một nghi lễ khởi đầu cho mối quan hệ giữa người Nam và người nữa trước khi trở thành vợ chồng bằng một lễ cưới diễn ra sau đó

Sự gắn kết này được tượng trưng bởi một cặp nhẫn đính hôn với nét mô phỏng từ ý nghĩa của cặp nhẫn cưới. Sau đây là những vấn đề liên quan đến nhẫn đính hôn, biểu tượng của sự đính ước.

Tham khảo thêm : 

   10 nguyên tắc cần nhớ để chọn được người bạn trăm năm vừa ý 

    Bày trí bàn thờ ngày cưới theo phong thủy hạnh phúc 

Lịch sử nguồn gốc  nhẫn đính hôn

Nhẫn đính hôn có nguồn gốc xuất phát từ Phương Tây dùng để cầu hôn với cô gái mà mình yêu, và khi lễ cưới diễn ra sẽ có một cặp nhẫn cưới khác cho cả cô dâu và chú rể.

Nhẫn đính hôn, nhẫn cầu hôn thường sẽ có kích thước lớn hơn nhẫn cưới thông thường, được thiết kế cầu kỳ và sắc sảo hơn hẳn nhẫn cưới. Nhẫn đính hôn được chế tác với những nét trạm trỗ tinh xảo, bên trên thường gắn đá quý, kim cương . Nhẫn  đính hôn có kiểu dáng và hình thức cầu kỳ như vậy cũng bởi vì đây là món quà mà người con trai dùng để thể hiện chân thành và thuyết phục cô gái đồng ý trở thành vợ của mình.

Tuy nhiên, do ngày nay quan niệm hôn nhân đã thóang hơn rất nhiều, nam nữ tự do tìm hiểu nhau và cuối cùng cùng nhau quyết định đi đến hôn nhân, không xa cách như ngày xưa nên người con trai không cần phải nói ra lời cầu hôn trước . Nên nhẫn đính hôn ngày nay trở thành vật đính ước tình yêu cho cả hai người trước sự chứng kiến của hai bên gia đình như một lời hẹn ước trước khi tổ chức lễ cưới. Vậy nên nhẫn đính hôn mới được làm thành cặp như hiện nay.

Nhẫn đính hôn thường là nhẫn khắc chữ 

Đối với nhẫn đính hôn cặp đôi, nhiều cô dâu chú rể chọn kiểu nhận chạm khắc chữ vào mặt sau của nhẫn với tên thánh của cả hai, tên thật, chữ viết tắt của tên, biệt danh của nhau, ngày kỷ niệm của cả hai hoặc bất cứ gì đặc biệt có ý nghĩa với cô dâu và chú rể.

Thiết kế nhẫn đính hôn theo hình thức : nhẫn cặp nam – nữ

Thay vì sử dụng một cặp nhẫn giống nhau như nhẫn cưới, nhẫn đính hôn của cặp đôi thường được thiết kế riêng biệt cho nhau . Mỗi một cặp đôi sẽ chọn cho mình một cặp nhẫn đính hôn thiết kế khác nhau nhưng cùng những đặc điểm là nhẫn cặp.

+ nhẫn của nam thường giản dị

+ nhẫn của nữ cầu kỳ tinh xảo và thường là kim cương giá trị

Vàng – nhẫn đính hôn – biểu tượng của sự thủy chung sâu sắc

Thường thì vàng sẽ được làm nhẫn cưới tuy nhiên nhiều người vẫn chọn nhẫn đính hôn bằng vàng vì đây là một nguyên liệu quý hiếm và có giá trị. Ngày nay, đa số mọi người đều có khả năng tặng cho người bạn đời của mình những chiếc nhẫn vàng. Mặt khác, nhẫn vàng còn mang ý nghĩa, cuộc hôn nhân cần được thử thách với những khó khăn trong cuộc sống cũng như vàng được nung già trong lửa.

Nhẫn kim cương – biểu tượng của sự vĩnh cửu

Người ta tin rằng : kim cương nắm giữ sức mạnh khiến cho lời thể nguyền trong tình yêu trở nên bất tử. Thiên nhiên là thứ đá quý cứng nhất trong thiên nhiên, kim cương giữ vị trí độc tôn cao quý của mình trong hàng ngàn thế kỷ qua.

Vào thời đại La Mã – chiếc nhẫn kim cương được xem là vật làm tin để hỏi cưới người phụ nữ mà người đàn ông yêu. Tuy nhiên nếu như người nữ từ chối thì sẽ trả lại nhẫn kim cương còn nếu như việc hủy hôn là don người đàn ông, chiếc nhẫn đó sẽ không phải trả lại, đó là sự  bồi thường danh dự cho người phụ nữ

Lưu ý khi chọn nhẫn đính hôn 

Chọn thời tiết để thử nhẫn đeo vừa tay, phù hợp

Thông thường, các ngón tay sẽ trở nên nhỏ hơn vì bị co lại vào mùa đông, thời tiết lạnh . Vào thời tiết ấm nóng các ngon tay sẽ trở nên giản nở và to hơn. Vậy nên, hãy chọn thời gian cuối ngày hoặc buổi tối để thử nhẫn, lúc này các ngon tay ở trạng thái cân bằng nhất, không bị giản nỡ hoặc không bị co khi trời lạnh. Tránh trường hợp chọn nhẫn lỏng hơn hay chật hơn sẽ khiến người đeo khó chịu

 

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ