Mục lục
Cưới hỏi là vấn đề quan trọng của một đời người, nhiều người, cuộc hôn nhân, lễ cưới được xem là hình thức thông báo rộng rãi đến mọi người gồm : bà con anh em dòng họ bạn bè về mối quan hệ đã hình thành, được mọi người công nhận và được pháp luật bảo vệ quyền đối với các bên thành hôn.
Trong một lễ cưới đối với người Việt của chúng ta, có nhiều lễ nghi lễ nghĩa và hình thức khác nhau liên quan đến nhiều tục lệ. Một trong những vấn đề cần thiết cho một lễ cưới đó là nhẫn cưới . Hôm nay, không Gian Gốm Bát Tràng – chuyên tư vấn về tục lệ cưới hỏi đặc biệt về những vấn đề liên quan đến bàn thờ ông bà trong ngày cưới, cách sắp xếp tổ chức lễ nghi ngày cưới và nhiều vấn đề khác liên quan đến đám cưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa nhẫn cưới cũng như sự khác biệt về nhẫn cưới và nhẫn kết hôn đối với cuộc hôn nhân của chúng ta
Ý nghĩa của cặp nhẫn cưới đối với hôn nhân của mỗi người là gì ?
Ý nghĩa về mặt hình thức
Có thể nói từ bao đời nay, cuộc hôn nhân của mỗi người đều gắn liền với nhẫn cưới. Một trong những bước quan trọng có thể tiến hành một lễ cưới đó là “ cặp đôi trẻ đi sắm nhẫn cưới”. Nhẫn cưới có thể do vợ chồng tự mình chuẩn bị lấy hoặc cũng có thể do đàn trai chuẩn bị ( tùy thuộc vào điều kiện của gia đình) . Trong đám cưới, cô dâu và chú rể trao nhau nhẫn cưới trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và họ hàng, bạn bè. Sau bước trao nhẫn cưới, có thể nói cặp đôi đã chính thức trở thành vợ, chồng của nhau. Đây được xem là một sự khẳng định về cuộc hôn nhân được chúc phúc và được chứng kiến.
Mặt khác, nhẫn cưới hiện diện trên bàn tay của mỗi người nhằm khẳng định “ đã có gia đình, có vợ, có chồng hợp pháp với xã hội”.
Ý nghĩa về mặt tinh thần
Nhẫn cưới là sự khẳng định tình yêu của cả hai dành cho nhau, là trách nhiệm của người đàn ông dành cho vợ của mình , họ khẳng định trong tình yêu chỉ yêu duy nhất một người, giây phút trao nhau nhẫn cưới trước mặt Cha xứ ( nếu hôn lễ được tổ chức tại nhà thờ) hoặc trước sự chứng kiến của ông bà tổ tiên ( nếu hôn lễ được tổ chức tại nhà) hoặc trước các chư tăng ( nếu hôn lễ được tổ chức tại chùa) thực sự rất thiêng liêng.
Vòng tròn của nhẫn cưới có chung điểm đầu và điểm cuối gắn kết và dính liền nhau với ý nghĩa : dù cho có đi một vòng lớn đi nữa, hai con người này sẽ thuộc về nhau, hành trình ấy chính là một vòng tròn hạnh phúc.
Nguồn gốc của nhẫn cưới bắt đầu từ đâu ?
Không ai trả lời được chính xác nguồn gốc của nhẫn cưới bắt đầu từ đâu , tuy nhiên người ta biết được nhẫn cưới xuất hiện trong thời Ai Cập Cổ, khi chiến tranh thế giới xảy ra, sự chia ly cách xa của các đôi vợ chồng trẻ đã khiến họ nghĩ đến việc đeo nhẫn cưới. Đó là biểu tượng của hôn nhân , nhắc họ gợi nhớ về một nửa còn lại của mình.
♦ chúng ta có thể khẳng định : Nhẫn cưới chính là bằng chứng của một cuộc hôn nhân
Nhẫn cưới và nhẫn đính hôn có phải là một hay không? Sự khác biệt như thế nào ?
Trong hôn nhân của người Việt được chia làm 3 nghi lễ chính thức : lễ dạm ngõ, lễ đính hôn và lễ cưới.
Rất nhiều người thắc mắc rằng : nhẫn đính hôn với nhẫn cưới là một? có sự khác biệt hay không, đeo nhẫn đính hôn đến ngày cưới rồi có cần trao nhẫn cưới hay đeo luôn nhẫn đính hôn?
Bạn đã biết rõ về nhẫn đính hôn chưa, nhẫn đính hôn là nét văn hóa của phương Tây, được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây, muốn tiến đến hôn nhân với người con gái mình yêu, chàng trai sẽ dùng nhẫn để cầu hôn ( nhẫn đính hôn, nhẫn cầu hôn)
Nhẫn đính hôn được cô gái nhận lời và đeo nó ở ngón giữa của bàn tay trái
Nhẫn cưới
Nhẫn cưới là nét văn hóa truyền thống của phương Đông, là đặc trưng cho một cuộc hôn nhân nhất là đối với người Việt
Nhẫn cưới được đeo ở ngón áp út của bàn tay trái .
Thông thường, nếu kết hôn và đính hôn người con gái sẽ cùng đeo cả nhẫn đính hôn và nhẫn cưới
Đánh dấu giây phút ngọt ngào và thiêng liêng của đôi bạn trẻ, với mong muốn giúp cho nghi lễ cưới của các cặp đôi diễn ra suôn sẻ và đúng phong tục, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về “ việc trang trí ngày cưới cho lễ gia tiên, tư vấn các điều kiêng kỵ trong đam cưới…. “
Không Gian Gốm – Đồng hành cùng bạn trong ngày lễ cưới trọn vẹn hơn.