Tấm gương dấn thân vì đạo Tiêu Biểu – Hòa Thượng Thích Bích Lâm

Hòa thượng Thích Bích Lâm tấm gương sáng khi dấn vào đạp phật

Trong phật giáo có rất nhiều hòa thượng được coi như một tấm gương sáng trong lòng giáo pháp tiêu biểu chính đó là HT. Thích Bích Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng đạo, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; Tổ thứ 3 Tổ đình Nghĩa Phương, Tổ Khai sơn các chùa thuộc Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương (1921-1972).

1. Hòa thượng Thích Bích Lâm là ai ?   

  HT. Thích Bích Lâm, thế danh Trần Văn Vinh, huý thượng Chơn hạ Phú, tự Chánh Hữu, hiệu  Bích Lâm. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Giáp Tý (1924) tại phường Đệ Nhị, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong gia đình gồm có đến 10 anh chị em.Trong đó người là con thứ tám trong gia đình.
Ðược sinh ra trong một gia đình nhân hậu, luôn tin Tam Bảo, nên năm lên 8 tuổi,ngày đã được một sư tổ quy y với pháp danh Chơn Phú tại chùa ở Nha Trang .Và theo thời kỳ của mỗi năm khác nhau ngày được phú pháp với những pháp danh khác nhau như:Năm 1939  phú pháp tự là Chánh Hữu và năm 1945  phú pháp nhãn tạng hiệu Bích Lâm
Sau khi Tổ Khai sơn Tổ Đình Nghĩa Phương viên tịch, Tổ Phước Huệ đã cử HT. Thích Bích Lâm về Trụ trì Chùa Nghĩa Phương vào tháng 7 năm 1948.Chính tại đây ngài được tôn lên với nhiều mốc trong sự nghiệp phật giáo .

♦ Năm (1952) tại Đại giới đàn Tổ Đình Thiên Bửu, Ninh Hòa, Khánh Hoà,  Ngài được tôn cử  làm Tôn chứng sư.

♦ Tháng 1 năm 1957 Ngài đã vận động Phật tử phát tâm cúng dường Đại trùng tu ngôi Tam Bảo Nghĩa Phương

♦ Tháng 7 năm 1957 nhân lễ Khánh tạ Lạc thành chùa  Nghĩa Phương, Ngài đã kiến tạo một số sư thầy và  được tôn cử làm Giáo thọ A Xà Lê sư.

♦ Tháng 1 năm 1958, Ngài xây được một ngôi trường tại Nha Trang với mong muốn là nơi để dạy dỗ con em nghèo khó

♦ Tháng 12 năm 1958   Ngài vận động Phật tử mua đất tại Đồng Đế để làm Nghĩa Trang.

♦ Năm 1959, Ngài tiếp nhận ngôi thảo am của cụ Trần Trứ tại Ba Ngòi Cam Ranh do con cháu cụ hiến cúng, và khai sơn lập tự an danh là  chùa Thiên Long.

♦ Năm 1970, để phát triển Phật sự tại Diên Khánh, TT. Thích Trí Minh (Huệ Đăng) khai sơn kiến tạo chùa Phước Duyên tại xã Diên Phước, huyện Diên Khánh đã cung thỉnh Ngai Chứng minh khai sơn. Trong lễ khánh tạ lạc thành chùa Phước Duyên đã kiến lập giới đàn, đại chúng cung thỉnh Ngài  tái thí Đường đầu Hòa Thượng.

2. Nhiệm vụ phật sự của hòa thượng Thích Bích Lâm

Trong suốt cuộc đời hành đạo của ngày từ khi được pháp nhãn với tên Bích lâm ngày được giao với những nhiệm vụ sau:

♦ Từ năm 1950 đến 1954: Ngài làm Tổng Thư ký Giáo Hội Tăng Già  Khánh Hòa.

♦  Từ năm 1955 đến 1959: Tăng Giám Trung Việt, Phật Giáo Tịnh Độ Tông Việt Nam.

♦ Từ năm 1960 đến 1968: Ngài đảm nhiệm chức vụ Chánh Đại diện Trung phần kiêm Giám đốc Tăng học viện  Phật Giáo Cổ Truyền  miền Trung.

♦ Từ năm 1969 đến 1972:  Ngài được tôn cử đảm nhiệm Phó Viện Trưởng Nội Vụ, Viện Hoằng Đạo Trung Ương Giáo hội Phật Giáo Cổ Truyền Việt Nam.

♦ Năm 1965   Ngài đã đại trùng tu ngôi Tam bảo Nghĩa Phương, như quy  mô hiện nay và suốt hơn một phần tư thế kỷ hoằng pháp lợi sanh, dấu chân Ngài bước đến đâu là nơi đó nở hoa chánh pháp, Ngài đã khai sơn trên hai mươi ngôi tự viện tại Khánh Hòa cùng các tỉnh miền Trung tiêu biểu như :

→ Chùa Nghĩa Quang, Phường Phương Sài, Nha Trang.
→ Chùa Nghĩa Lương, Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, Nha Trang,
→. Chùa Nghĩa Minh, Hoàng Diệu, Vĩnh Nguyên, Nha Trang.
→ Chùa Nghĩa Hương, Phường Phước Tiến, Nha Trang
→ Chùa Nghĩa Hoà, Phường Vĩnh Hiệp, Nha Trang.
→ Chùa Nghĩa Phước, Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, Nha Trang.
→ Tăng Học Viện Trung Phần, nay là chùa Phước Huệ, Phường Vĩnh Hải, Nha Trang

Bằng giới  đức trang nghiêm, túc duyên thù thắng, năng lực phi thường, Hòa Thượng  là Bổn Sư, là Y Chỉ Sư của nhiều Tăng, Ni và Phật tử.Đồng thời để có người thừa kế sự nghiệp đạo pháp nên Ngài đã cho hai đệ tử là HT. Thích Trí Tâm, TT. Thích Trí Đức đi đu học tại Nhật Bản.

3. Thời kỳ viên tịch cuối đời

Cuối năm 1970, Hoà Thượng bị bệnh rất nặng mặc dù được các thầy thuôc đông y, các bác sĩ bệnh viện lớn tại Sài Gòn,  Quân y viện Đại Hàn tận tình chữa trị, nhưng sức khỏe của Ngài không hề tiến triển mà dần dần giảm sút hẳn. Và ngày qua ngày sức khỏe ngày yếu dần, nhưng ngài vẫn tỉnh giác chánh niệm an nhiên tự tại với các Phật sự, sinh hoạt thường nhật trong ý niệm vô thường lão bệnh bất dữ nhân kỳ, triêu tồn tịch vong sát na  dị thế”.


Đên cuối tháng mười một Tân Hợi, chùa xưa còn đó, pháp lữ còn đây mà Ngài đã thuận theo nhân thế vô thường trần gian cõi tạm an tường trút hơi thở cuối cùng vào lúc 19 giờ  ngày 24 tháng 11 năm Tân Hợi (10.01.1972).
Nam mô Nghĩa Phương Đường thượng Từ Lâm Tế chánh Tông, Tứ thập thế, huý thượng Chơn hạ Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm, Trần công Hoà Thượng Bổn Sư giác linh, thuỳ từ chứng giám.

Đệ tử Trí Bửu cúi đầu đảnh lễ Tưởng niệm Húy kỵ lần thứ 45  Hòa Thượng Bổn sự thượng Bích hạ Lâm. 

Ngài được coi như một thiện nhân với khá nhiều cột mốc trong sự nghiệp phật pháp.Thông tin trên là một trong số những cột mốc tiêu biểu của ngài.Một người đáng được mỗi phật tử chúng ta nên hướng tới không chỉ ở việc làm mà cái tâm của người luôn hướng đến nhân loại.Cho đến cuối đời ngài cũng luôn thanh thản đi theo phật sau một chặng đường dài sự nghiệp đạo phật của một sư thầy đáng kính đáng để luôn được tưởng nhớ.

 

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ