Tục thờ cúng Thần Tài ông Địa Của Người Việt

♦ Đất là nơi con người sinh sống, lao động sản xuất, đất đem lại những nguồn lợi lớn phục vụ đời sống của con người. Con người với tâm lý cái gì đem lại lợi ích cho mình sẽ rất quý trọng, do đó các lượng lực siêu nhiên biểu hiện cho đất rất được xem trọng. Những vị thần quan trọng nhất trong văn hóa Việt. Tín ngưỡng thờ thần Đất là một tín ngưỡng rất phổ biến của cư dân Việt. Tuy nhiên, ở những vùng miền khác nhau thì tín ngưỡng này cũng rất khác nhau. Thần Đất ở vùng đất Nam bộ có nhiều nét độc đáo bởi sự kết hợp giữa các yếu tốt văn hóa truyền thống của tổ tiên với những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – Xã Hội của vùng đất mới. Biểu hiện điển hình và phổ biến hầu như rộng khắp các địa phương Nam bộ trong hệ thống tín ngưỡng thờ thần Đất của người Việt là tục thờ Ông Địa. Ngày nay, tục thờ vị thần này vẫn còn tồn tại và ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây, Dù đã có nhiều sự biến đổi.

 Bộ bàn thờ thần tài thổ địa men xanh vẽ kỹ Bát Tràng

Khái quát tục thờ cúng ông địa, Thần Tài của người Việt ở Nam Bộ

♦ Các vị thần đất của người Việt ở Nam Bộ như Bà Chúa Xứ, thần Thành Hoàng ( Thành Hoàng Bổn Cảnh), Thổ Thần, Ông Địa, Ông Tà, Sơn Thần,….. ở một chừng mực nhất định đã được người dân ” chia ” cho một địa phận riêng, mỗi vị có vai trò và thực hiện chức năng riêng của mình. Ngoài thần Thành Hoàng và Thổ Thần, Ông Địa lại là vị thần được thờ cúng phổ biến hơn cả trong các vị thần Đất. Ông Địa được thờ cúng rộng rãi trong đại đa số gia đình người Việt ở Nam bộ.

Xem thêm :

Bàn Thờ Ông Địa Củ Phải Bỏ Hay Đốt ?

Thờ Cúng Gia tiên Đúng cách bền vững đường công danh !

♦ Trong văn hóa của người Hoa, Thần Thổ Địa, tức là Phước Đức CHánh Thần, thuộc tín ngưỡng của cư dân nông thôn, theo NGũ Hành thì Thổ sinh Kim ( Đất sinh kim loại ) nên thổ địa thần được đồng nhất với Tài Thần. Thổ Địa Phước Đức Chánh Thần còn được coi là thần cai quản xã thôn, tương đương với thần Thành Hoàng bổn cảnh của Việt Nam. Thần Thổ Địa cấp cao nhất gọi là Thổ Vương ( Tùy theo nơi Thổ Vương được gọi là Thổ Kỳ, Địa Kỳ hoặc Hậu Thổ ). Thấp hơn có thần Thổ Công và Thần Thổ Chủ ( có khi gọi là Thổ Thần) và ấp thấp nhất là cấp chủ quản một xóm, thôn gọi là Thổ Địa. Thần Thổ Địa của người TGrung Hoa được thờ theo cộng đồng chứ không ” ngự ” trong mỗi gia đình người VIệt. Người Việt tiếp thu học thuyết Ngũ Hành, trong đó cụ thể là Thổ Sinh Kim trong việc thờ Ông Địa kèm với Thần Tài. Việc phối thờ này được hiểu là đất đai sinh ra vàng bạc, của cải vật chất. Cả hai vị thần có chức năng đep đến của cải, tài lộc ho con người.

Bộ bàn thờ thần tài thổ địa men xanh vẽ thường Bát Tràng 

♦ Theo nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, ” ở Nam bộ, Vị Thần Đất thờ cung gia đình, trên nguyên tắc là vị thần ở vị trí trung tâm nhà, trong hệ thống ngũ tự gọi là trung lựu, đợc gọi là Thổ Địa hay dân dã ơn là ” Ông Địa “ “. Xét theo thuyết Ngũ Hành, hành Thổ là hành trung tâm, nên trong ngôi nhà, vị trí trung tâm phải dành cho vị thần quan trọng nhất, mà tương ứng với hành Thổ ( Thổ = Đất ) là vị thần Đất. Do đó, thần Đất là Ông Địa ddowcj xem là vị thần quan trọng nhât trong gia đình. Bên cạnh, Thổ Địa hay Ông Địa là thần bảo hộ của cư dân cư trú tren một khu đất với giới hạn không chừng vừa là gia thần của con người vừa là ” gia thần ” của các thần khác. Thổ Địa là vị thần đa năng và chuyển hóa linh động, do vậy nên “ dẫm chân ” lên các thần ngũ thổ và thần mùa mang, tài lợi. Từ việc xác định địa hạt cai quản của các vị thần chúng ta có thể phân biệt một cách khái quát rằng Thổ Thần cai quản đất đai vườn tược xung quanh thổ cư của con người, còn Ông Địa cải quản trong mỗi ngôi nhà như nhận định : Về công năng thì Thổ Thần và Thổ Địa đại thể đều là Thần Đất chưởng quản hai quy mô không gian lớn nhỏ khác nhau, nói nôm nha : Thổ Địa giữ nhà, Thổ Thần giữ Đất. Tục thờ Ông Địa không chỉ có ở người Việt mà còn có cả ở người Hoa và người Khmer. Tục thờ Ông Địa bắt nguồn từ văn hóa dân gian Nam bộ dưới tác động của nhiều yếu tố kể cả nội sinh lẫn ngoại cảnh, mang đến cho tín ngường này những đặc trưng riêng. Để có cái nhìn tổng thể cũng như tìm hiểu những đặc trưng của tín ngưỡng này, chúng ta cần tìm hiểu những khía cạnh liên quan như hình tượng, các thức thờ cúng, cũng như chức năng của Ông Địa trong đời sống tâm linh của người Việt ở Nam Bộ.

Hình tượng Ông Địa trong tín ngưỡng của người VIệt ở Nam Bộ

Hình tượng của ông địa trong tín ngưỡng cũng như trong đời sống của người Việt ở Nam bộ được biểu hiện với các dạng : Tranh thờ, tượng thwof và nhân vật trong các hình thức biểu diễn nghệ thuật như : Ông Địa trong múa Lân, Ông Địa trong tuồng hài Đại  – Nàng, hoặc Ông Địa là nhân vật ” Linh Quan” trong tiết mục ” Gia Quan Tấn Tước “… Dù được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, nhưng Ông Địa của người Việt ở Nam bộ luôn có một số đặc điểm chung. Thứ nhất, Ông Địa của người VIệt là một người đàn ông trung niên, khác với ông Thổ Địa  trong truyền thống văn hóa Trung Hoa – Một ông Lão với bộ râu trắng, dài. Thần Thổ Địa ở các chùa Hoa ( đền miếu ) có mỹ tự ” Phước Đức Chánh Thần “. Ảnh tượng thờ là hình ảnh mộ ông quan cấp nhỏ. Thứ hai, Ông Địa của người Việt là một người đàn ông tướng to béo, đầu hói hoặc trọc, hình dáng Ông Địa thường là bụng bự, vú to, đôi lông mày cong, má hồng hào, đôi môi đỏ, mặc áo không già nút, mặt phúc hậu, miệng cười hả hê, đầu chít khăn xéo, tượng ngồi chân co chân duỗi hay dự lương, trông có vẻ hào sảng, phóng khoáng, ben cãnh cũng mang nét hài hước. Chúng ta dễ dàng tìm thấy tượng Ông Địa làm bằng nhiều chất liệu như đất nung, gỗ hay thạch cao với nhiều tư thế khác nhau, khi thì một tay cầm quat, một tay cầm nén vàng, khi thì hai tay cầm hai nén vàng, khi khác thì một tay đặt lên đầu gối, một tay cầm cây quạt hoặc nén vàng, thậm chí ngày nay chúng ta còn nhìn thấy một hình ảnh rất đời thường của Ông Địa là một tay cầm cây quạt, một tay cầm điếu hút ( Đây là do cách thức thờ tự của các gia đình pheo phong cách hiện đại )  

Hình tượng thờ cúng ông địa thần tài
Hình tượng thờ cúng ông địa thần tài

Hình Tượng Ông Địa trong đoàn múa lân, Mang may mắn đến cho các gia đình buôn bán.

Những chi tiết trên khuôn mặt, cùng với đặc điểm ngực to, bụng to đều hco thấy tượng Ông Địa mang nhiều dáng dấp phụ nữ, Truyền thống văn hóa Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, thì đất đưcọ xem là Mẹ Đất do đất có khả năng sinh sản và nuôi dưỡng mọi sinh vật trên mặt đấy giống với khả năng sinh sản của người mẹ. Do đó, khi tạo tác hình dạng vị Thần Đất, người ta đã lấy hai đặc điểm này biểu hiện cho khả năng sinh dưỡng của người mẹ làm điểm nhấn chung cho tượng Ông Địa.

Về nguồn gốc tượng thờ, Ông Địa được người Việt ở Nam bộ thờ có nhiều nguồn gốc khác nhau như : Ddowcj truyền lại từ ông bà, cha mẹ, mua từ chợ về thờ, được tặng từ bạn bè, người tân, thỉnh tượng từ chùa hoặc các cơ sở tín ngưỡng khác, thậm chí là lấy cắp từ nhà người khác…

Phương Tiện và nghi thức thờ cúng Ông Địa của người Việt ở Nam Bộ

Người Việt ở Nam bộ đa số đặt trang thờ Ông Địa trên nền nhà, bên trái hay bên phải tùy thuộc vào cách bố trí không lgian và nội thất, cũng như vị trí đặt cửa chính ngôi nhà; cũng có thể nói, trang thờ có thể đặt ở bất cứ đâu mà gia chủ thấy thuận tiện. Nhìn chung, trang thờ Ông Địa phải có một vị trí vững  chãi, thoáng đãng, sạch sẽ, ngụ ý là giúp cho sự nghiệp của gai đình cũng vững vàng, không có bấp bênh hay gặp khí khăn, tài vận hanh thông – nơi Ông Địa và Thần Tài có thể quan sát hết sự ra vào cảu các thành viên trong nhà,  cũng như của khách hàng đối với các gia đình kinh doanh, buôn bán. Ông Địa trông ra cửa, Quan sát toàn bộ cửa ra vào, giúp gia đình ” hút ” khách và tài lộc đến nhà để ngày càng thịnh vượng.

Trang thờ Ông Địa được đặt sát đất sẽ có lỹ ngụ ý đặt vị thần này gần với môi trường quen thuộc ví như ” cá gặp nước “, như thế sẽ phát huy ddowcj hết những quền năng nhiệm màu của mình nhằm phù hộ gia chủ nhiều hơn. Ngày nay, Ông Địa – Thần Tài KHông chỉ đọc thờ trong nhà ở cửa gia đình mà còn phải ” Thân Chinh ” ra tận ơi làm ăn của gia chủ như công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ, nhà hàng, khách sạn tiệm tạp hóa, và nwhngx có sở kinh doanh lề đường. Điều này theo quan điểm của gia chủ, Ông Địa – Thần Tài có thể dễ dàng quan sát xung quanh và phù hộ cho gia chủ ” thu hút ” tài khí và khách ahngf đến với gian hàng của mình, như thế sẽ hiệu quả hơn việc chỉ thờ hại vị ở nhà.

Việc thờ cúng Ông Địa – Thần Tài trong dân gian cảu người Việt ở Nam bộ thực chất không quá câu nệ chuyện lễ tiết, lễ vạt hay nghi thức bài bản, nên việc cúng bao nhiêu cây hương, bao nhiêu chung nước không có một quy định cụ thể nào. Điều đó thường phụ thuộc vào không gian trang thờ có thể chất chứa ddowcj bao nhiêu phẩm vật. Tuy nhiên, ngày nay, việc tiếp thu thuật phong thủy của người Trung Hoa dẫn đến việc bố trí trang thờ Ông Địa cầu kỳ hơn gồm : Bài Vị (Được viết bằng chữ Hán với đề từ ” Tụ Bảo ddowngf ” và nhiều hán tự như : Nhân Kiệt địa linh thời – Tiền hậu địa chỉ tài thần – NGũ phương ngũ thổ Long thần – Vật hoa theien bảo nhật để nêu thần danh vf công năng của các vị thần được thờ) ; Tượng ông cóc ngậm đồng tiền, bát nhang, dĩa tỏi, bình hoa, đĩa đựng chung nước…. Thờ cúng thần tài ông địa – Cúng Thần Tài thổ Địa 

Xếp đặt bàn thờ thần tài như thế nào
Xếp đặt bàn thờ thần tài như thế nào

So sánh hai kiểu xếp đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa đơn giản và theo Thuật Phong Thủy của người Việt.

Cúng gì cho Ông Địa – Ông Thần Tài ?

Ông Địa – Thần Tài được cúng quanh năm, sơm tối thắp nhang, những lễ vật dân cùng cho ông thường là trái cây phổi biến nhất là chuối chín, chè bánh ngọt cà phê, cà phê sữa, thuốc hút đã châm lữa, củ tỏi tương…. Nếu cúng thức ăn mặn thường là gà luộc, gà quay, vịt quay, heo quay, bánh bao, tam sênh ( thịt heo, tôm, trứng vịt luộc ) … Những phẩm vật khác dân cúng Ông Địa được xem như có gì cúng đó. Đối với những gia đình kinh doanh bôn bán, việc cúng Ông địa được thực hiện mỗi ngày ngay khi họ mỡ cửa  kinh doanh, thường là vào sáng sơm. Trước cúng sau ăn, điều này vừa là một nghi thức tâm linh vừa là một thói quen, sáng sớm ” cho Ông Địa ăn uống “, Khi ông đã no nên thì mới có đủ sức lực để phù hộ và ” lôi kéo ” khách giúp mình.

Mâm cúng Thần Tài, Cúng Vía Thần Tài
Mâm cúng Thần Tài, Cúng Vía Thần Tài

Riêng về việc cúng tỏi thì có phần đặc biệt hơn những loiaj lễ vật khác. Tỏi là một loiaj nguyên liệu quen thuộc trong việc chế biến thực phẩm, nhưng tỏi không phải loại dùng ăn trực tiếp như những loại trái cây thông thường, do đó cúng tỏi cũng là một đặc điểm nhận diện tín ngưỡng thờ Ông Địa với những tín ngưỡng khác. ” Tín đồ ” cúng Ông Địa bằng tỏi với những nguyên nhan chủ yếu theo các mà nhiều người khác vẫn làm; cúng tỏi do tỏi là vật, công cụ giúp Ông Địa trừ ta ma giúp gia chủ; tỏi giúp Ông Địa không bị từ ma quấy nhiễu – do Ông Địa là một vị thần rất mộc mạc và nhẹ dạ cả tin nên cũng dễ dàng bị tà ma quấy nhiễu – Do Ông Địa là một vị thần rất mộc mạc và nhẹ dạ cả tin nên cũng dễ dàng bị tà ma quấy nhiễu, lừa gạt; tỏi giupos gia chủ tránh tà ma, bùa, ngải – nhằm tránh tình trạng bị ma quỷ ” che măt “, bị lừa gạt trong mua bán và lúc nào tinh thàn cũng minh mẫn, tỉnh táo, hông mắc sai lầm tron công việc làm ăn. Tỏi giúp gia chủ mua may bán đắt.. Ngoài ra, một số ít tín đồ cúng tỏi cho Ông Địa vì mục đích giữ chân Ông Địa ở lại và luôn phù hộ cho gia đình mình. Có thể trong quan niệm của tín đồ cho rằng, Ông Địa là một vị thần khá thực dụng, nêu không cúng Ông Địa đàng hoàng có thể làm Ông Địa giận bỏ đi chỗ khác.

tại sao cúng tỏi trên bàn thờ Ông địa
tại sao cúng tỏi trên bàn thờ Ông địa

Một số tín dồ do ảnh hưởng tín ngưỡng thờ Thần Tài và Thần Đất cảu người Hoa thường cúng Ông đại vào các ngày mùng 2, 10, 16 âm lịch hàng tháng. Một bộ phận người Khmer đã dần tiếp thu những yếu tố mưới trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt và người Hoa, là thờ ông Địa và thần Tài, tuy nhiên, người Khmer thờ cúng và dân lễ vật cho hai vị thần này vào các ngày mùng 8, 15, 23, 30. Vì họ cho rằng, đây là ngày của những người tu tâm tại gia, nên vào những ngày này gia đình thường tổ chức những nghi thức thờ cúng những đối tượng thần linh trong gia đình, trong đó có Ông Địa và Thần Tài.

thờ cúng thần tài ông địa

Về văn khấn Ông Địa, việc cúng ông Địa đại thể điều rất dân dã và đơn giản. Những cụm từ như ” Ưng ai ông Địa”, Ư ngài ông Địa ” , ” Ơn ai Ông Địa “, ” Oan ôi ông Địa ” , hay ” Ưng ngay Ông Địa ” được dùng phổ biến trước đây, nay cũng đã thay đổi. Ngày nay, người Việt ở Nam bộ cúng Ông Đại khấn vái rất đơn giả, dễ hiểu, mang ý nghĩa thực dụng cao, đại khái như : Tôi / con tên là…. Cầu xin Ông Địa – Thần Tài phfu hộ cho tôi / Con được…. tôi/ Con sẽ cúng cho hai ông….. ( kết Lời ) Cầu xin Ông Địa – Thần Tài cảm ứng chứng minh ( ba lần ). sau khi đã được Ông Địa phù hộ, gia chủ lại bài lễ vật lên để cúng trả lễ Ông Địa, với lời khấn đại khái :  : Tôi / con tên là ….., tôi / con cúng Ông Địa – Thần Tài…, cảm tạ ơn ông Địa – Thần Tài đã phù hộ cho tôi/ con được…., xin Ông Địa – thần Tài tiếp tục phù hộ cho tôi / con được…, xin Ông Địa – Thần Tài cảm ứng chứng Minh ( ba lần ). Sau khi khấn xong, gia chủ ăn uống trước một ít phảm vật chứng minh đồ cúng an toàn trước mặt Ông Địa. khi cúng Ông Địa, tín đồ ăn mặc bình thường, không câu nệ trang phục có Trang nghiêm hay không và có thể đứng hoặc quỳ khi lạy đều được. Ông Đại dễ tính, dễ thỏa mãn là vậy, tuy nhiên tín đồ vẫn cảm nhận ông Địa cũng có những món khoái khẩu và người cúng có duyên với mình thì mới phù hộ gia chủ được như nguyện vọng.

Chức năng của Ông Địa Trong đời sống người Việt

Ông Địa là vị thần Đất được người Việt thờ cúng rộng rãi khắp các địa phương ở Nam bộ. tuy nhien người Việt đã tạo ra và gán cho vị thần của mình nhiều phép màu. Những phép màu này phục vụ rất đắc lực đến đời sống của họ, kể cả văn hóa vật chất lẫn tinh thần. Theo người Việt ở Nam bộ, ông địa có những chức năng cụ thể sau :

 Thứ nhất : Ông địa là vị thần sản sinh ra và nuôi dưỡng những sinh linh trong địa cuộc của mình. Chức năng sinh sản của Ông Địa ngoài tồn tại trong quan điểm và niềm tin của người dân mà được sân khấu hóa thành những vở tuồng trong các nghi thức thờ cúng ở đình làng, miễu Bà, cụ thể là tiết mục Địa đẻ. 

Thứ hai : Ông Địa là vị thần cai quản và bảo trợ đời sống của cư dân trong địa phận cai quảng của mình. Với chức năng này, tín đò thờ cúng Ông Địa với mong muốn cầu cho mưa thuận gióa Hòa ( Thông qua các nghi thức cầu mưa ), diệt trừ sâu bọ, bệnh tật cho cây trồng, vật nuôi, mùa màng bội thu, bình yên, no ấm đối với người dân mưu sinh bằng sản xuất nông nghiệp. Ngày nay,  chức năng này của Ông Địa dường như dần mờ nhạt và bị lấn áp bởi chức năng ban phát tài lộc. Ngoài ra, tín đồ còn cầu cúng Ông Địa phù hộ cho mình tìm được những đồ vật bị mất, được mua may bán đắt….

Thứ Ba : Ông địa được xem là vị thần hộ mệnh cho người dân. Ông Địa còn được xem là gia thần trong các vị thần của mỗi gia đình, tín đồ thông qua việc cầu ông Địa khi sản phụ sinh khó. Quan điểm này cũng được tác giả Đinh Hồng Hải từng đề cập : thổ công ở đây chính là Thổ Địa hay Thần Đất, vị thần hộ mệnh của gia đình, làng xã, chủ về đất đai và phù hộ cho con người.

Thứ tư, Ông Địa được xem là vị thần ban phúc lành. Ông Địa không những có chức năng phù hộ cho những người nông dân mua màng bộ thu, những người kinh doanh mua bán dược phát tài, mua may bán đắt, còn phù hộ cho những người công nhân, viên chức hay người đang học tập lĩnh vực nào đó được thuận lợi trong công việc, thăng quan tiến chức, học hành thi cử thuận lợi. Ngoài ra Ông Địa còn là một người ban thân thiết và cô cùng yêu mến trẻ con. Ông Địa giúp cho gia đình có không khí ấm cúng, vui vẻ và bình yên.Thờ cúng thần tài ông địa – Cúng Thần Tài thổ Địa 

Thứ năm : Ông Địa là vị thần có khả năng dẫn đường tài ba. Điền này được thể hiện trong tuồng hài Địa – Nàng với chi tiết Ông Địa dẫn nàng tiên đi tìm cây huê giếng nước, tìm nguồn nước và cũng là nguồn sống cho con người, hay tình tượng Ông Địa bầu bĩnh, lúc lăc trong mua lân. Việc dẫn đường của Ông Địa tượng trương cho việc Ông Địa giúp con người tìm đến sự thái bình no đủ. Ông Địa Trong mua lân còn thể hiện vai trò người đạo diễn tài tình – Ông Địa bằng sự am hiểu tường tận các khu vực, giúp lân tìm và lấy được tiền gia chủ đã troe lên cao để thương cho lân. Qua đó, ngụ ý mang lời chúc tốt đẹp đến cho mỗi gia đình. Thờ cúng thần tài ông địa – Cúng Thần Tài thổ Địa 

Thờ cúng Ông Địa – Thần Tài Trong Văn Hóa tâm linh Việt

Tụ thờ Ông Địa đã có nhiều biến đỏi trong thời buổi ngày nay. Tín đồ thờ ông Địa ngày càng nhiều, đặc biệt là những gia đình có kinh doanh buôn bán. Chức năng của vị thần này được tín đồ quy định lại bằng chính nhu cầu và nhận thức của mình. Ngoài ra, hình tượng phương tiện và nghi thức thờ cúng của vị thần này cũng đã biến đổi theo những biến đổi của xã hội.

Tín đồ thờ cúng Ông Địa không đơn thuần bởi những mục đích cầu Ông Địa cai quản đất đai và bảo trợ đời sống của mình mà còn tích hợp rất nhiều mcuj đích khác nhau, do nhu cầu của người dân là rất phong phú và phức tạp. Nhu cầu của người dân với các vị thần như thế nào thì họ sẽ tạo ra vị thần với đày đủ quyền năng mà họ mong muốn. Sự thờ cúng của con người không phải phụ thuộc vào quyền năng của thần linh mà phụ thuộc vào chức năng cong người gán gép cho thần linh. Do đó, chức năng của thần linh tùy thuộc vào quan điểm và nhu cầu của con người. Ở đây, chúng ta thấy được vai trò và tầm ảnh hưởng của Ông Địa đến đời sống của người Việt là rất đáng kể. Vị thần này dường như góp mặt vào mọi khía cạnh trong đời sống của người dân cả về vật chất và tinh thần.

Bài viết liên quan

Chuyên mục đồ thờ